e magazine
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

14:40 | 01/08/2023

Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, cầu Nhật Tân, khu công nghệ cao Hòa Lạc... là những công trình hiện đại, ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008).

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, cầu Nhật Tân, khu công nghệ cao Hòa Lạc... là những công trình hiện đại, ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008).

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Đại lộ Thăng Long dài 29,264 km là công trình chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Nút giao Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 21, cửa ngõ lưu thông giữa Trung tâm Hà Nội và các huyện ngoại thành phía tây.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chạy qua phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm). Đường dài 627m, mặt cắt ngang 50m, với 8 làn xe đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải cho nút giao Hoàng Quốc Việt - Bưởi, đồng thời kích cầu cho bất động sản tại khu vực phía tây Hồ Tây.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Cầu Nhật Tân hiện là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, được xây dựng năm 2009 với tổng đầu tư hơn 13.620 tỷ đồng. Cầu có 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Dự kiến trong quý III/2023, đoạn trên cao (từ ga Nhổn - ga Cầu Giấy) thuộc tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa vào hoạt động.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Tuyến đường vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy có tổng vốn đầu tư hơn 9.997 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, nhằm góp phần khắc phục ùn tắc giao thông trên tuyến đường.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở (Hà Nội), bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng bên dưới thông xe vào ngày 11/1.

Nói đến sự phát triển của Hà Nội những năm gần đây không thể không nhắc đến sự phát triển của các huyện ngoại thành. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023), các huyện ngoại thành phía tây Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng…đã có những chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng đô thị. Nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị, chung cư cao tầng được xây dựng mới, cùng với đó là diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đồng bộ và từng bước hiện đại.
[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Nhiều khu chung cư cao tầng xuất hiện tại các huyện Hoài Đức, Đan Phượng và điểm nhấn là Khu đô thị Splendora tại xã An Khánh, Hoài Đức.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Khu đô thị Hòa Lạc, huyện Thạch Thất với mục tiêu phát triển trở thành đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị được quy hoạch của Thủ đô Hà Nội.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, sạch sẽ, hạ tầng giao thông được phát triển đồng bộ, hình ảnh thị trấn Phùng - huyện nông thôn mới Đan Phượng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nằm trên địa bàn 2 huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), tổng diện tích quy hoạch gần 1.600 ha, đến thời điểm hiện tại đã thu hút được 106 dự án đầu tư. Các dự án đầu tư tại đây đã giúp hình thành hệ sinh thái ban đầu cho các lĩnh vực công nghệ, bước đầu tạo ra môi trường thuận lợi đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hướng tới mục tiêu phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trở thành một đô thị khoa học và công nghệ.

[Ảnh] Những công trình nổi bật của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng “Đề án phát triển Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo hướng phù hợp với Chiến lược Phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Đây là Khu công nghệ cao quốc gia, cơ bản đã hoàn thiện hạ tầng, thu hút được nhiều nhà đầu tư công nghệ nước ngoài.

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/anh-nhung-cong-trinh-noi-bat-cua-ha-noi-sau-15-nam-mo-rong-dia-gioi-hanh-chinh-post765114.html

Theo báo Nhân Dân

Tin bài liên quan

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Ngày 7/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về kích cầu du lịch năm 2025, đặt mục tiêu đón 31 triệu lượt du khách, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch dự kiến đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, đóng góp từ 8% trở lên vào GRDP của Thủ đô.
Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Chiều ngày 6/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025”. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng nhằm quảng bá những giá trị đặc trưng về văn hóa, con người và du lịch của vùng đất Đà Lạt - Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.

Tin mới

Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 235/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 17 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật

Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật

Mỗi cơ quan, mỗi cá nhân phải biến quyết tâm thành hành động cụ thể: đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, song song với việc thi hành nghiêm minh pháp luật và khuyến khích sáng tạo.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ: muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất.
18 địa phương 'về đích' xóa nhà tạm, nhà dột nát

18 địa phương 'về đích' xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, trong tuần qua, cả nước có thêm 4 địa phương hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát và tổ chức lễ công bố chính thức, bao gồm: Sơn La, Bình Định, Bình Phước và Hậu Giang.
Tình cảm sâu đậm của bạn bè quốc tế

Tình cảm sâu đậm của bạn bè quốc tế

Tư tưởng và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tấm gương và ảnh hưởng mang tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản quý báu và biểu tượng đặc sắc, đồng thời kết tinh thành giá trị trong đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân các dân tộc trên thế giới.
Kỷ vật thiêng liêng từ đêm giao thừa có Bác

Kỷ vật thiêng liêng từ đêm giao thừa có Bác

Tháng 4 vừa qua, gia đình cụ Phạm Văn Công, tại Hà Nội, đã trao tặng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh 2 bộ hiện vật: bàn ghế và ấm chén từng được sử dụng trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 1963, khi Bác Hồ đến thăm. Gia đình cũng trao tặng 2 bức ảnh quý chụp khoảnh khắc Người ghé thăm và 20 file ảnh tư liệu về hoạt động yêu nước của kiều bào tại New Caledonia (Tân Thế Giới - một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở tây nam Thái Bình Dương). Những kỷ vật này mang giá trị lịch sử sâu sắc, thể hiện tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phiên bản di động