62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm chi tiêu không thiết yếu
Giảm thuế VAT xuống 8%, thúc đẩy tiêu dùng tạo “bệ đỡ” cho tăng trưởng Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn thiếu vắng các đơn hàng, còn giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa như kỳ vọng thì thúc đẩy tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng tạo "bệ đỡ" cho tăng trưởng cả năm. |
Sẽ ban hành tiêu chí phân loại bất động sản để nới lỏng điều kiện cho vay trong tháng 4 Theo yêu cầu của Phó thủ tướng, trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng phải xây dựng tiêu chí đánh giá phân phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng các điều kiện cho vay. |
Ảnh minh họa |
Người tiêu dùng thận trọng với thói quen chi tiêu
Theo khảo sát từ 9.180 người tiêu dùng của PwC, trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu của mình.
Cụ thể, có tới 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%); có tới 54% người tiêu dùng dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các loại hàng xa xỉ, tiếp đó là du lịch (42%), điện tử (38%) và chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm, thấp hơn so với trung bình toàn cầu là 24%.
Khảo sát cũng cho thấy, dù người tiêu dùng đang lên kế hoạch giảm chi tiêu và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, họ cho biết sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm bền vững.
96% người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm từ các công ty có uy tín và đạo đức kinh doanh, 95% sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm được đặt riêng theo yêu cầu và 95% trả lời có đối với sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Cũng theo Pwc, có 64% người tiêu dùng dự kiến sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn bên cạnh mua sắm tại cửa hàng để kiểm định chất lượng sản phẩm và trải nghiệm.
Tuy vậy, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về quyền riêng tư dữ liệu. Đa số người tiêu dùng Việt Nam (70%) cho biết, họ rất quan tâm hoặc cực kỳ quan tâm khi tương tác mua sắm với các nền tảng mạng xã hội, truyền thông (63%) và các trang web du lịch của bên thứ ba/ cổng thông tin (59%).
6 ưu tiên cho doanh nghiệp
Nhìn nhận xu hướng này này, ông Johnathan Ooi, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ, PwC Việt Nam cho rằng, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái bình thường mới. Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, kết hợp mua sắm trực tiếp và trực tuyến và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng này và kịp thời thích ứng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi.
“Các doanh nghiệp cần tập trung cao độ và chủ động linh hoạt trong giai đoạn biến động. Điều này đòi hỏi họ phải có tầm nhìn sáng suốt để nhận biết sự khác biệt trên thị trường, đồng thời hiểu rõ nhu cầu mua hàng và các kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.”, ông Johnathan Ooi nêu rõ.
Theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp có thể cân nhắc sáu ưu tiên sau để phục vụ khách hàng tốt hơn và đóng góp vào một tương lai tiêu dùng bền vững.
Thứ nhất, chiến lược tạo khác biệt: Tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ Covid sang trạng thái "dẫn đầu".
Thứ hai, chú trọng các yếu tố ESG: Tận dụng công nghệ trong việc thu thập, báo cáo và truyền thông về tính bền vững, đồng thời đề cao tính chân thật và minh bạch trong kinh doanh.
Thứ ba, tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu: Chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng" và thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng, bằng cách tập hợp dữ liệu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau, phát triển các thông điệp bán hàng và ưu đãi có hiệu quả từ chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.
Thứ tư, chuỗi cung ứng tương lai: Đầu tư vào việc dự báo các kết quả và khả năng tác động trong bối cảnh biến động đa kênh. Qua đó, có thể sớm đưa ra các quyết định rõ ràng trong việc đổi mới, phân loại và thiết lập lộ trình tiếp cận thị trường dựa trên chiến lược tạo khác biệt.
Thứ năm, khuyến khích sự đổi mới: Xác định những kỹ năng cần thiết để mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên, khuyến khích sự đổi mới trong cách thức làm việc nhằm tăng tốc ra quyết định và hệ thống hóa sự thay đổi nhanh chóng.
Thứ 6, chuyển đổi số để giảm chi phí: Đầu tư năng lực số để thấu hiểu nhu cầu khách hàng và quản lý hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, tăng cường khả năng phục hồi trước biến động. Đón đầu các xu hướng và dự trù chi phí từ các mô hình kinh doanh mới (ví dụ: cá nhân hóa tiêu dùng) bằng việc quản trị hệ thống dữ liệu hiệu quả.
Việt Nam tham dự Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc Đây là hội chợ quốc tế quy mô lớn đầu tiên Trung Quốc tổ chức sau khi hạ cấp quản lý và nới lỏng các hạn chế phòng, chống dịch Covid-19, cũng là sự kiện trọng điểm trong chương trình "Năm kích thích tiêu dùng" do Bộ Thương mại Trung Quốc phát động, tổ chức. |
Giảm thuế VAT xuống 8%, thúc đẩy tiêu dùng tạo “bệ đỡ” cho tăng trưởng Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn thiếu vắng các đơn hàng, còn giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa như kỳ vọng thì thúc đẩy tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng tạo "bệ đỡ" cho tăng trưởng cả năm. |