5 lý do có thể cân nhắc tích hợp tên lửa Python-5 cho tiêm kích Su-27/30
Python-5 là thế hệ tên lửa không đối không tiên tiến nhất hiện nay do Công ty Rafael của Israel chế tạo, nó có tầm bắn 20 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 11 kg. So với các sản phẩm cùng loại, Python-5 sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội.
Tên lửa không đối không tiên tiến Python-5 của Israel
Đầu tiên là khả năng bao quát, tấn công đối phương trong vòng tròn kín (đủ 360 độ) nhờ chế độ "Lock on after launch - Khóa mục tiêu sau khi phóng", đây là tính năng vô cùng độc đáo.
Minh họa về vùng hoạt động của Python-5 so với Python-4 và Python-3
Python-5 giúp phi công có thể khai hỏa ngay cả trong tư thế "quay lưng" để tránh lọt vào tầm bắn hiệu quả của tiêm kích địch, việc điều hướng đạn tới vị trí dự đoán của mục tiêu được lập trình bởi thuật toán đặc biệt, sau đó đầu dò băng tần kép tối tân trên tên lửa sẽ hoàn tất quá trình công kích.
Python-5 khiến việc công kích đối phương trở nên an toàn hơn rất nhiều
Thứ hai, góc quan sát rộng với độ phân giải cao, áp dụng những biện pháp chống gây nhiễu tiên tiến cho đầu dò, cùng với khả năng cơ động cực tốt của tên lửa (có thể lên tới 60G) có tác dụng hạn chế cơ số đạn cần thiết phân bổ cho một mục tiêu.
Giá thành cao nhưng Python-5 là loại tên lửa "Đắt xắt ra miếng"
Thứ ba, Đường bay của tên lửa Python-5 cũng được đánh giá là hoàn toàn "tàng hình" không thể đoán định trước, việc cơ động lẩn tránh nó là vô cùng khó khăn, nếu như không muốn nói là bất khả thi.
Python-5 tiêu diệt được mục tiêu trong dải cự ly cực ngắn
Thứ tư, máy bay tiêm kích mang loại tên lửa này tấn công được đối phương trong dải cự ly rất đa dạng, từ ngoài tầm nhìn cho tới không chiến trong tầm nhìn, thậm chí Python-5 còn phóng đi được từ khoảng cách cực ngắn mà không một sản phẩm cùng loại nào làm được.
Tên lửa Python-5 trong vai trò đất đối không khi được tích hợp vào hệ thống phòng không SPYDER
Cuối cùng, theo số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, Việt Nam đã nhận tổng cộng 125 tên lửa Python-5 kèm theo hệ thống phòng không SPYDER-SR. Ngoài cơ số phục vụ trực chiến, một phần dự trữ hoàn toàn có thể huy động sang để trang bị cho tiêm kích Su-27/30 khi thấy cần thiết.
Israel vốn nổi tiếng với năng lực cải tiến, tích hợp nhiều loại vũ khí, khí tài khác hệ nhau trên một nền tảng duy nhất, bằng chứng là họ đã nhận được rất nhiều hợp đồng nâng cấp trang thiết bị quân sự có nguồn gốc từ Nga hay Đông Âu. Việc sửa đổi phần mềm để Su-27/30 dẫn bắn Python-5 là việc không quá khó khăn đối với họ.
Do vậy, nếu như được bổ sung tên lửa Python-5 vào kho vũ khí không chiến của mình, các chiến đấu cơ Su-27/30 Flanker (hay thậm chí là Su-22 Fitter) của Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều lần so với hiện nay, hạn chế bớt thua thiệt về số lượng khi phải đối đầu với kẻ địch đông đảo.
Với 5 lý do nêu ở trên, có lẽ việc nghiên cứu tích hợp tên lửa Python-5 cho tiêm kích Su-27/30 là điều nên làm trong giai đoạn sắp tới.
Tính năng ưu việt của tên lửa không đối không Python-5
S-300 của Việt Nam đã được lên kế hoạch bắn đạn thật trong năm 2017?
Sao Đỏ