300 xác thai nhi tại nhà máy xử lý rác Cà Mau: Thêm những phát hiện bàng hoàng!
Sự thật 300 xác thai nhi trong nhà máy rác thải Cà Mau Đình chỉ công tác ê-kíp bác sĩ trực vụ 2 thai nhi song sinh chết lưu Hà Nam: Sản phụ cùng thai nhi tử vong sau gây tê mổ đẻ |
Các thai nhi thường được phát hiện trong tình trạng không còn nguyên vẹn
Liên quan đến vụ việc hơn 300 thi thể thai nhi được phát hiện trong 7 năm qua tại Nhà máy xử lý rác TP Cà Mau, ông Nguyễn Hoàng Thám, giám đốc nhà máy, cho biết nhà máy sau khi đi vào hoạt động hơn 1 tuần đã phát hiện thi thể thai nhi đầu tiên.
“Khi phát hiện, công ty mua khăn, quần áo trẻ sơ sinh rồi vệ sinh thi thể sạch sẽ, sau đó quấn khăn, đặt vào quách đem đi an táng. Tính trung bình chi phí cho mỗi lần chôn cất khoảng 300 nghìn đồng - 400 nghìn đồng” - ông Thám nói.
Công nhân chỉ chỗ chôn cất xác thai nhi |
Theo lời kể của một công nhân tại đây - người từng chôn các xác thai nhi cho biết: Anh làm việc xử lý rác ở đây khoảng 7 năm nay.
Những anh chị em trong dây chuyền làm nhiệm vụ phân loại rác đã phát hiện nhiều bào thai nằm trong túi báo và trong các túi nilon màu đen. Mỗi ngày thu lượm được 2-3 bé, có hôm liên tiếp ngày nào cũng lượm được.
Anh Lê Minh Cảnh - tổ trưởng tổ công nhân chia sẻ: “Rác tập kết về sẽ được máy cuốc đưa lên máy nghiền xé. Máy nghiền xé các bao rác rồi chuyển đến băng tải để công nhân phân loại.
Các thai nhi thường được gói bằng giấy báo, đựng trong bọc ni lông đen. Đa số khi thấy giấy báo bọc lại là có thai nhi trong đó. Các thai nhi thường được phát hiện trong tình trạng không còn nguyên vẹn”
Anh Cảnh cho biết thêm, các thai nhi được chôn cất ở khu vực bờ cặp hàng rào trong khuôn viên nên khá yên tĩnh, ít có ai đến phá quấy hay đào xới.
Do số lượng lớn nên nhà máy phải tiết kiệm diện tích chỉ đào một lỗ vừa đủ để bỏ hũ đựng thai nhi và lấp lại đắp mô. Qua thời gian, mưa gió khiến các mộ này cũng phẳng đi, không còn thấy.
Cơ quan chức năng nói gì?
Trước đó, theo thông tin trên báo chí, ngày 25/4, Chủ tịch UBND TP. Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết đã thành lập tổ kiểm tra, xác minh việc ông Tô Hoài Dân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau) trình báo phát hiện hàng trăm xác thai nhi lẫn trong rác vào nhà máy từ năm 2013 đến nay.
"Chúng tôi sẽ chỉ đạo khai quật những nơi mà chủ nhà máy nói chôn cất xác thai nhi, xem con số có phải hơn 300 hay không", ông Vũ nói và cho biết, đúng ra khi phát hiện, nhà máy phải báo cho công an địa phương để xử lý ngay từ đầu theo quy định.
Chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau gửi tờ trình đến UBND tỉnh Cà Mau về vấn đề nhức nhối mà đơn vị đang gặp phải là tình trạng thai nhi bị bỏ theo rác thải hàng ngày tập kết về nhà máy. Hơn 300 xác thai nhi lẫn trong rác được đơn vị chôn cất quanh khuôn viên nhà máy.
"Bảy năm trước chúng tôi đã báo cáo tỉnh về việc phát hiện xác thai nhi bị bỏ lẫn trong rác thải, nhưng không nhận được câu trả lời" - ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý, cho biết.
Ông Dân cho rằng, công ty không tính toán chi phí chôn cất xác các thai nhi, việc trình báo nhằm mục đích để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để; đồng thời mong muốn tỉnh hỗ trợ đất chôn cất các cháu xấu số đàng hoàng vì mục đích nhân đạo.
Ngày 25/4, ông Phan Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND TP. Cà Mau, cho biết sau lễ 30/4 và 1/5, tổ công tác của TP. Cà Mau sẽ thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau, tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng thai nhi bị bỏ theo lượng rác thải tập kết về nhà máy.
Theo ông Vũ, tổ kiểm tra gồm đại diện Phòng TN-MT, Phòng LĐ-TB-XH, Phòng Y tế và Công an TP.Cà Mau.
"Tổ công tác sẽ đến nghe Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau báo cáo vụ việc cụ thể như thế nào. Cần thiết thì nhà máy phải chỉ nơi chôn cất xác thai nhi để tổ công tác kiểm tra, khai quật để kiểm tra... Khi tổ công tác làm việc xong, có kết luận, mới có bước xử lý tiếp", ông Vũ thông tin thêm.
Được biết, nguồn rác tập kết về nhà máy là từ các huyện (trừ huyện Ngọc Hiển) và TP.Cà Mau. Theo phía nhà máy, họ chỉ chịu trách nhiệm xử lý rác, còn nguồn gốc các thai nhi lẫn trong rác từ đâu ra thì nhà máy này không nắm được.
Trong khi đó, chiều 25/4, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Cà Mau, cho biết việc này là không thể. Ông Lợi khẳng định quy trình tiếp nhận và xử lý các trường hợp thai lưu đến chấm dứt thai kỳ hoặc những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện rất chặt chẽ và theo đúng quy định.
Cụ thể, nếu phát hiện trường hợp thai lưu, bệnh viện sẽ mời người nhà sản phụ để thông báo tình hình của mẹ và bé. Nếu thân nhân sản phụ có điều kiện đem về chôn cất, bệnh viện sẽ bàn giao thi thể bé, có biên bản xác nhận cụ thể.
Trường hợp người nhà không đủ điều kiện chôn cất, bệnh viện sẽ phối hợp với các tổ chức thiện nguyện ở địa phương chôn cất theo đúng quy trình.
"Thông thường phía bên các tổ chức sẽ mang về bảo quản và định thời gian cụ thể để chôn cất. Ngày đi chôn, các tổ chức này cũng có điện thoại cho người nhà cùng đi để biết vị trí an nghỉ của bé. Trước giờ quy trình chúng tôi làm rất chặt", ông Lợi nói.
Ông Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Cà Mau trao đổi về vụ việc |
Riêng đối với trường hợp các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có bệnh lý nặng dẫn đến tử vong, bệnh viện sẽ tiến hành mời công an phường đến để lập biên bản.
Sau đó bệnh viện cũng tiến hành liên hệ để chôn cất thi thể các bé. "Ở bệnh viện, rác y tế đó dứt khoát là không có bỏ ra ngoài", ông Lợi khẳng định.
Trong sáng nay 26/4, đại diện tổ kiểm tra cho biết sẽ kiểm tra xác minh những điểm phát hiện xác thai nhi theo báo cáo của công ty là có hơn 300 xác thai nhi được chôn cất trên đoạn kênh khoảng 400m.
Tổ kiểm tra sẽ kiểm tra khoảng 5, 6 điểm trên đoạn kênh. Đến thời điểm gần trưa đã kiểm tra được 3 điểm và phát hiện 2 quách thai nhi.
Được biết đây mới chỉ là kiểm tra bước đầu. Sau quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra sẽ có báo cáo kết quả lên UBND tỉnh để xem xét.
Để đi vào khu được cho là chôn cất các bé rất khó khăn, phải dùng xà lan di chuyển dọc theo bờ đê vào bãi rác.