23 triệu học sinh khai giảng năm học mới
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng năm học mới được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, ý nghĩa, mang đến cho thầy, trò cả nước tâm thế vui tươi bước vào năm học mới. Các nhà trường đều tổ chức lễ đón học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10), lễ chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và nghe đọc thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục.
Chủ đề năm học 2024-2025 là “đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Ảnh: Báo Hải Dương |
Năm học 2024-2025 là năm học thứ 5 kể từ khi Covid-19 xuất hiện và làm thay đổi đáng kể hình thức dạy và học trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Điều đặc biệt là, đây cũng là năm học thứ 5 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đồng thời hoàn tất chu trình để triển khai đồng loạt từ lớp 1 tới lớp 12.
Vì thế, năm học này là năm học đầu tiên học sinh khối 9 trên toàn quốc thi vào lớp 10 công lập bằng chương trình mới, là năm học đầu tiên học sinh khối 12 trên toàn quốc thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.
Những yếu tố đầu tiên đó đặt ra nhiều thách thức với thầy và trò, và khiến lễ khai giảng năm học mới hôm nay trở nên đặc biệt.
Trong Chỉ thị gửi ngành giáo dục chiều 4/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với phương châm “lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng", Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố cần giải quyết triệt để những tồn tại hạn chế.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát số lượng biên chế giáo viên để đề xuất bổ sung biên chế năm học 2024 - 2025. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tuyển dụng biên chế giáo viên được cấp có thẩm quyền giao và có giải pháp phù hợp, hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 bảo đảm đúng quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện tuyển dụng giáo viên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao. "Trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên thì bố trí nguồn lực để hợp đồng; nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương", Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ.
Bước vào năm học mới, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ đề năm học 2024-2025 là “đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Năm học mới, cùng với cả nước, ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ lớn được giao tại nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo.
"Năm học mới, tôi mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực với cố gắng mới, quyết tâm mới, giải pháp mới, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó", Bộ trưởng nói.
Khai giảng lớp học tiếng Việt dành cho con em cộng đồng người Việt tại Đan Mạch Ngày 4/5/2024, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã diễn ra Lễ khai giảng lớp học tiếng Việt dành cho con em cộng đồng người Việt Nam tại Thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. |
Khai giảng chương trình dạy tiếng Việt miễn phí cho con em kiều bào tại Anh Ngày 9/6, lễ khai giảng chương trình dạy tiếng Việt miễn phí cho con em kiều bào tại Anh được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, và khoảng 200 học sinh trên khắp Vương quốc Anh. |