Những ngôi chùa ở Trường Sa: Giúp mọi người vững niềm tin, giữ biển đảo của Tổ quốc
Phủ xanh đất trống, giúp người dân thoát nghèo, giữ vững biên cương Dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp. Quân và dân khu vực biên giới các tỉnh luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm phòng, chống dịch để giữ vững “vùng xanh” trong điều kiện "bình thường mới", với chủ trương thích ứng linh hoạt, nhân dân tiếp tục lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng biên. |
Hải Sơn - vùng đất biên giới thiêng liêng hùng vĩ của Tổ quốc Vùng đất biên giới Hải Sơn với cảnh quan tuyệt sắc và những con người đồng bào mộc mạc cùng truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc với lòng hiếu khách chân thành sẽ chạm đến trái tim mỗi người để một lần dừng chân là thêm 1 lần mong quay trở lại. |
Chùa Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Chùa có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc. Chùa Song Tử Tây được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong vút. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ.
Các đại biểu dâng hương tại chùa Trường Sa Lớn. Ảnh: Thành uỷ TP.HCM |
Tượng phật bà quan âm nằm trong khuôn viên nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Đây là một trong những ngôi chùa nằm cạnh bờ biển với bãi cát trắng đẹp ở huyện đảo Trường Sa.
Khác với chùa Song Tử Tây, chùa Sinh Tồn rợp bóng cây xanh với kiến trúc cổng chùa xây bằng bê tông cốt thép.
Nằm giữa trung tâm Thị trấn Trường Sa là chùa Trường Sa Lớn. Giữa biển khơi, những ngôi chùa là địa điểm linh thiêng, khẳng định Phật giáo có mặt và đồng hành cùng người dân vùng biển đảo. Ở đâu có người Việt sinh sống, ở đó có văn hóa tâm linh.
Chùa Trường Sa Lớn. Ảnh:VNE |
Những ngôi chùa ở đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh... dù quay về hướng nào cũng đều hướng ra biển Đông và đón được tia nắng sớm nhất lúc bình minh.
Thầy Thích Nhuận Đạt, Trụ trì chùa Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa cho biết: "Chùa là chỗ dựa vững chắc cho bà con nơi biển đảo xa xôi và có ý nghĩa thiêng liêng với bà con khi ra sinh sống ở đảo Trường Sa. Giúp mọi người giữ vững niềm tin, an toàn công tác nơi đầu sóng ngọn gió, để giữ biển đảo của Tổ quốc".
Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cùng các đại biểu trong đoàn công tác đến thăm và viếng chùa Sinh Tồn. Ảnh: Thành uỷ TP.HCM |
Tính đến cuối năm 2021, Khánh Hòa là tỉnh có 9 ngôi chùa tại 9 đảo của huyện đảo Trường Sa. Hàng năm, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đều đề cử chư Tăng luân phiên ra trụ trì theo hạn định. Tất cả chư Tăng ra nhận nhiệm vụ trụ trì của Giáo hội đều với tinh thần tự nguyện.
Chùa là nơi tham quan cho những đoàn khách công tác từ đất liền ra thăm các xã đảo.
"Sống trên đảo, cứ mùng 1 hoặc rằm, gia đình tôi đều lên chùa thắp hương cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt đầy khoang, nụ cười luôn nở trên môi", chị Nguyễn Thị Duyên, cư dân trên đảo Sinh Tồn, nói trên báo VNE.
Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Mới đây, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng, trao tặng 400 lá cờ Tổ quốc cho các chủ phương tiện, ngư dân trên địa bàn tỉnh. |
Sau một ngày khảo sát thực địa, sáng 13/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2021, nhiệm vụ năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trước mắt là xây dựng cơ chế chính sách, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị để trình Quốc hội. |