e magazine
Như một người ruột thịt vừa đi xa...

12:20 | 23/07/2024

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…
Như một người ruột thịt vừa đi xa...

Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…

Suốt thời gian điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.

TỔNG BÍ THƯ LUÔN TIN TƯỞNG VÀO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ TRONG NƯỚC


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chiều 19/7. Sự ra đi của Tổng Bí thư khiến tất cả cán bộ nhân viên y tế tại đây thấy như mất đi điều gì thiêng liêng nhất. Tất cả đều cảm thấy dường như mình mất đi một người cha, một người ruột thịt trong gia đình. Với họ, suốt thời gian hơn 4 năm được chăm sóc Tổng Bí thư vừa qua, những tình cảm ân cần, thăm hỏi, chia sẻ của Tổng Bí thư dành cho các cán bộ y tế bệnh viện, sự tận tâm cống hiến của Tổng Bí thư đều mang lại cho mỗi người bài học quý giá.

Ngày 22/7, chúng tôi được tới Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Khoa A11), được gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ của đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc Tổng Bí thư những ngày cuối đời. Toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế Khoa A11 nói riêng, và cán bộ y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nói chung vẫn bần thần khi nhớ lại những quãng thời gian cuối cùng được chăm sóc Tổng Bí thư.

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bày tỏ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 rất vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian qua, bệnh viện được chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Để chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã mời các chuyên gia y tế (trong và ngoài nước) hội chẩn, đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho Tổng Bí thư.

Thiếu tướng Lê Hữu Song xúc động chia sẻ, tất cả cán bộ nhân viên y tế tại đây đều có một tình cảm đặc biệt với Tổng Bí thư như một người ông, người cha, người thân ruột thịt trong gia đình. Tình cảm đặc biệt đó được hình thành chính từ tình cảm đồng chí Tổng Bí thư dành cho cán bộ bệnh viện, từ những việc Tổng Bí thư làm cho dân, cho nước.

Tất cả cán bộ nhân viên y tế tại đây đều có một tình cảm đặc biệt với Tổng Bí thư như một người ông, người cha, người thân ruột thịt trong gia đình. Tình cảm đặc biệt đó được hình thành chính từ tình cảm đồng chí Tổng Bí thư dành cho cán bộ bệnh viện, từ những việc Tổng Bí thư làm cho dân, cho nước.

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song,

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

“Sau mỗi lần Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương hội chẩn, xin thông qua với Tổng Bí thư phương án điều trị, sử dụng các kỹ thuật chăm sóc, Tổng Bí thư đều nói một câu rất ấm lòng “Tuân chỉ!”. Điều ấy giúp chúng tôi tự tin hơn để chăm sóc Tổng Bí thư một cách tốt nhất, bao mệt mỏi cũng tan biến. Tổng Bí thư chưa bao giờ khó chịu với việc chăm sóc của nhân viên y tế, luôn kiên trì điều trị và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của đội ngũ chăm sóc”, Thiếu tướng Lê Hữu Song nói.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...

Theo Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong suốt quá trình điều trị, mặc dù có lúc mệt mỏi, nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn cố gắng, tập từng bước để sức khỏe bình phục trở lại. Có lúc không muốn ăn, Tổng Bí thư vẫn cố gắng ăn theo tiêu chuẩn để có được sức khỏe tiếp tục làm việc. Sự cố gắng của Tổng Bí thư làm cho các cán bộ nhân viên bệnh viện càng phải cố gắng hơn nữa trong công việc của mình.

Dành sự kính trọng, ngưỡng mộ của một người bác sĩ với bệnh nhân đặc biệt như Tổng Bí thư, Thiếu tướng Lê Hữu Song tâm sự, Tổng Bí thư là một người rất gần gũi, giản dị: “Mỗi khi bác đến bệnh viện hay rời bệnh viện đi họp đều hỏi thăm ân cần, gần gũi, làm cán bộ anh em nhân viên y tế có mệt cũng khỏe ra, cán bộ tháp tùng đi cùng cũng thấy nhẹ nhàng”.

Đặc biệt, trong những ngày cuối sức khỏe yếu dần đi, Tổng Bí thư vẫn duy trì cường độ làm việc như thường lệ. Mặc dù Hội đồng chuyên môn đã tiên lượng được sức khỏe của Tổng Bí thư, nhưng vẫn vô cùng bất ngờ trước sức làm việc của đồng chí. “Ấn tượng đó khiến chúng tôi cảm thấy mình quá nhỏ bé. Tổng Bí thư đã truyền lại cho chúng tôi năng lượng để tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa”, Thiếu tướng Lê Hữu Song nói.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...

Là người trực tiếp chăm sóc cho Tổng Bí thư nhiều năm qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông, Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhớ như in lịch làm việc của Tổng Bí thư.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông, Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.

Khoảng 9 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng, Tổng Bí thư nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Từ sau 10 giờ 30 phút và buổi chiều, Tổng Bí thư dành thời gian tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Khi nào thấy sức khỏe tốt, Tổng Bí thư ngồi đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.

“Cho đến ngày Tổng Bí thư mất, buổi sáng, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tổng Bí thư đã làm việc cho tới giờ phút cuối cùng. Biết không thể cứu bác, chúng tôi cảm thấy mình như sắp xa một người cha, một người ruột thịt, nhiều người bật khóc. Chúng tôi thấy rất buồn, trống vắng, hụt hẫng, tiếc thương như mất đi điều gì đó thiêng liêng không thể tả nổi. Chúng tôi vô cùng thương tiếc một người vĩ đại như bác và tiếc không thể làm gì hơn được cho bác”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông tâm sự.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...

BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT GIẢN DỊ, GẦN GŨI


Với cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, họ không chỉ vinh dự được chăm sóc, mà còn được học hỏi được nhiều điều từ Tổng Bí thư mỗi ngày.

“Tất cả cán bộ bệnh viện luôn dành tình cảm trân quý, kính trọng với Tổng Bí thư và bất kỳ lúc nào, chúng tôi cũng nhận được bài học từ Tổng Bí thư. Đồng chí là một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng không bao giờ cho mình đứng ở vị trí cao mà rất gần gũi.

Tổng Bí thư là người trách nhiệm, kiên cường vượt qua những khó khăn về sức khỏe để cống hiến, có nhiều quyết sách mang tính chất lịch sử, được đưa ra vào thời điểm quan trọng, quyết định vận mệnh quốc gia.

Với chúng tôi, đây là bài học lớn để giúp chúng tôi có thêm động lực, thêm năng lượng, phải quyết tâm cống hiến trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội; chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng với sự tin tưởng của những nhà lãnh đạo như Tổng Bí thư”, Thiếu tướng Lê Hữu Song chia sẻ.

Trong suốt thời gian nằm điều trị, Tổng Bí thư là một “bệnh nhân đặc biệt” với các nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bởi bác là người luôn luôn phối hợp, tuân thủ điều trị và hài lòng, yên tâm với trình độ, trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ nhân y tế của bệnh viện.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...

“Những gì bác để lại ấn tượng cho chúng tôi là tấm gương giản dị, mộc mạc, chân thành, rất quan tâm đến đời sống anh chị em trong khoa. Khi gặp chúng tôi, Tổng Bí thư luôn hỏi han xem con cái chúng tôi đi học thế nào, các cháu bao nhiêu tuổi, có khó khăn gì không. Những lúc bác ngồi ngắm sông và đi bộ ngoài hành lang của khoa, đi bộ buổi sáng và tối, bác luôn nói chuyện vui vẻ.

Bác gắn bó với chúng tôi như gia đình, bác như người cha, người chú. Bác luôn thông cảm với sự vất vả của y, bác sĩ tại đây; thăm hỏi, động viên chúng tôi cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi ở bên cạnh bác, học tập được tấm gương của bác, đó là sự hiền hậu trong lối sống và tận tụy với công việc”, điều dưỡng Hồng tâm sự.

Gấp gọn lại tấm chăn, sắp lại gối đầu giường, điều dưỡng Hồng nghẹn ngào nói: “Ngay cả khi bác rời xa căn phòng này, khi chúng tôi trở lại đây vào ngày hôm sau, đôi mắt chúng tôi vẫn hướng về phòng bác. Những nếp quen, thói quen sinh hoạt hằng ngày, những hoạt động chăm sóc bác mỗi ngày vẫn hiện hữu trong tâm trí mỗi chúng tôi. Bác đã để lại cho chúng tôi rất nhiều tình cảm thương yêu và một tấm gương rất cao cả của người chiến sĩ cách mạng”.

“Những giây phút cuối đời của Tổng Bí thư, tất cả cán bộ nhân viên chúng tôi đều cố gắng nén đau buồn vào trong, cố gắng làm thế nào trọn vẹn với Tổng Bí thư, để những người chung quanh nhìn vào thấy chúng tôi vẫn mạnh mẽ, lo cho Tổng Bí thư đến trọn vẹn”, nữ điều dưỡng bộc bạch.

"HÌNH ẢNH VÀ NỤ CƯỜI CỦA TỔNG BÍ THƯ VẪN TRONG TRÁI TIM CHÚNG TÔI..."


Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng kể lại, sau thời gian căng thẳng, công việc vất vả, đôi lúc Tổng Bí thư hài hước, chia sẻ về tình yêu mộc mạc, giản dị… Chiều chiều, khi ngồi ở bộ bàn ghế đặt ngoài hành lang, hướng ra sông Hồng, Tổng Bí thư hay đọc những vần thơ nói vui về tình yêu: “Nhớ ai, nhớ mãi thế này/ Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”…

Khâm phục sức làm việc phi thường của Tổng Bí thư, điều dưỡng Hồng cho hay, Tổng Bí thư gần như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi tỉnh giấc, ngoài thời gian uống trà, tập thể dục buổi sáng, Tổng Bí thư đều dành thời gian đọc báo, làm việc, tiếp khách. Khi nào mệt, Tổng Bí thư sẽ đề nghị được nghỉ ngơi.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...Ngoài thời gian uống trà, tập thể dục buổi sáng, Tổng Bí thư đều dành thời gian đọc báo, làm việc, tiếp khách.

Hồng tâm sự, cô cảm thấy vinh dự và may mắn khi được ngồi cạnh Tổng Bí thư vào mỗi bữa cơm: “Khi bác ăn cơm, chúng tôi cố gắng động viên bác ăn nhiều hơn, vì khi ăn được nhiều, bác có sức khỏe hơn. Món ăn ưa thích nhất của bác là món sữa chua. Dù có bớt lại một phần cơm hay thức ăn trong khẩu phần, nhưng lúc nào bác cũng ăn hết phần sữa chua. Được chăm sóc bác, mình cảm thấy may mắn, vinh dự”.

Theo tiết lộ của nữ điều dưỡng này, Tổng Bí thư rất thích ăn kẹo lạc mầm do chính con cháu làm gửi tặng bác. Trên bàn làm việc của bác lúc nào cũng có lọ kẹo. Mỗi lần các y, bác sĩ ngồi quanh bác nghe kể chuyện, bác đều mời họ cùng thưởng thức, rất gần gũi, thân mật.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...

Tình cảm ấm áp của Tổng Bí thư khiến cho bất kỳ ai tiếp xúc với bác đều thấm ấm lòng. Dù là một lãnh đạo cấp cao, nhưng Tổng Bí thư luôn quan tâm đối với mỗi người, không phân biệt vị trí công tác. Trong trí nhớ của Phó Giáo sư Nguyễn Phương Đông, ngày 8/3, dù bận rất nhiều công việc nhưng khi Tổng Bí thư tạm biệt Khoa về nơi làm việc, ông tận tay tặng mỗi nhân viên nữ một bông hoa hồng rất đẹp. "Người lãnh đạo cao nhất của Đảng mà có những quan tâm rất riêng đối với cán bộ nữ. Chúng tôi rất xúc động", Phó Giáo sư Phương Đông xúc động kể.

Trưa 22/7, căn bếp của Khoa A11 vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Những bữa cơm ngon, nóng hổi vừa được hoàn thiện để phục vụ cho các vị lãnh đạo đang nằm điều trị tại đây. Nhưng từ nay, các nhân viên tại đây đã không còn được nấu mời Tổng Bí thư nữa.

Chị Nguyễn Thị Xoa kể lại, Tổng Bí thư ăn uống rất đơn giản, ăn theo chế độ bệnh lý. Các đầu bếp tại đây luôn thay đổi thực đơn hằng ngày cho phù hợp với bác.

Vừa dọn dẹp căn bếp, chị Nguyễn Thị Xoa xúc động chia sẻ thêm: “Cứ khoảng 6 giờ 30 phút sáng, chúng tôi chuẩn bị đồ ăn sáng cho bác. Chúng tôi vẫn nấu món ăn mềm, xay cháo cho bác. Bác thích ăn mì tôm. Nhưng vì điều kiện sức khỏe chúng tôi không cho bác được ăn nhiều. Để đổi món, thỉnh thoảng chúng tôi nấu phở Hà Nội. Có lần tôi cùng cô Tám mang đồ đến, Tổng Bí thư cười nói to: "Hôm nay có phở bà Tám, cô Xoa đây rồi".

Mỗi lần ăn, nếu không hợp khẩu vị, bác cũng không bao giờ chê, luôn khen và động viên chúng tôi. Lúc nào mệt bác sẽ bảo: “Bác no rồi, mai các cháu nấu ít thôi nhé”.

- Điều dưỡng Nguyễn Thị Xoa -

Lặng người trong giây lát, nhìn vô định vào những mâm thức ăn được chăm chút hằng ngày, chị Xoa nghèn nghẹt nói: "Nhưng hôm nay, chúng tôi đã không còn được nấu cho bác nữa. Mỗi lần ăn, nếu không hợp khẩu vị, bác cũng không bao giờ chê, luôn khen và động viên chúng tôi. Lúc nào mệt bác sẽ bảo: “Bác no rồi, mai các cháu nấu ít thôi nhé”.

Mỗi lần ăn, bác đều hỏi xem chúng tôi ăn chưa, ăn cùng bác nhé. Những câu nói ấy làm chúng tôi thấy ấm áp, gần gũi. Chúng tôi chăm bác giống như chăm bố, mẹ chứ không giống như chăm một vị lãnh đạo cao cấp. Bác không còn nữa, nhưng hình ảnh và nụ cười của bác vẫn trong trái tim chúng tôi. Chúng tôi thật sự rất nhớ bác".

Chúng tôi chăm bác giống như chăm bố, mẹ chứ không giống như chăm một vị lãnh đạo cao cấp. Bác không còn nữa, nhưng hình ảnh và nụ cười của bác vẫn trong trái tim chúng tôi. Chúng tôi thật sự rất nhớ bác.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Phía ngoài căn phòng điều trị, bộ bàn ghế gỗ được sắp xếp ngay hành lang làm nơi thư giãn mỗi ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhân viên y tế. Chiếc ghế Tổng Bí thư ngồi có thể hướng tầm mắt ra sông Hồng.

Tổng Bí thư đều dành khoảng thời gian thảnh thơi để ngắm toàn bộ cảnh sông Hồng. Những lúc đó, Tổng Bí thư nói chuyện thời sự, đôi khi là chuyện vui tếu táo để thư giãn. Có thời gian, các y, bác sĩ làm vật lý trị liệu cho Tổng Bí thư tại hành lang.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...Tổng Bí thư đều dành khoảng thời gian thảnh thơi để ngắm toàn bộ cảnh sông Hồng.

Có những lúc, Tổng Bí thư đọc một số câu thơ về phong cảnh, cuộc sống. Thường xuyên hơn, Tổng Bí thư chia sẻ về những khó khăn, vất vả của cán bộ y tế… Tất cả những điều đó dường như vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ mỗi cán bộ bệnh viện.

Tấm gương một vị lãnh đạo mẫu mực, giản dị, mộc mạc, gần gũi… là bài học cho mỗi cán bộ y tế tại đây cần phải tiếp tục nỗ lực, cống hiến, thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Như một người ruột thịt vừa đi xa...Lời vĩnh biệt của tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với Tổng Bí thư đáng kính đăng trên trang chủ của bệnh viện.

Thực hiện: Thảo Lê - Thiên Lam

Trình bày: Diệu Thu

Hình ảnh: Thiên Lam, Bệnh viện cung cấp, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật

Clip: Trung Hiếu

Ngày xuất bản: 23/7/2024

PV

Theo báo Nhân Dân https://special.nhandan.vn/tinh-cam-nhan-vien-108/index.html

Tin bài liên quan

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau đây là nội dung bài viết:
Đại sứ Olivier Brochet: Tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Pháp

Đại sứ Olivier Brochet: Tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Pháp

Việc Lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả tự nhiên của mối quan hệ có bề dày, chiều sâu lịch sử.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Tin mới

Bàn giao 3 thư viện cho các trường học ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An)

Bàn giao 3 thư viện cho các trường học ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An)

Ngày 21/11, tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Châu tổ chức Lễ bàn giao 3 thư viện cho 3 trường học tại huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An).
Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Việt Nam

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tin khác

Nhiều nội dung hấp dẫn tại Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều nội dung hấp dẫn tại Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week - VIDW 2024) với chủ đề “Trợ lý ảo” đã được Bộ thông tin và Truyền thông khai mạc vào sáng ngày 19/11 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Bế mạc kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Bế mạc kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, ngày 19/11, Kỳ họp thứ 19 - kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố khóa XVI đã bế mạc và thông qua 15 Nghị quyết.
Hà Nội: 8 trường hợp bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội: 8 trường hợp bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Đề án phát triển giao thông thông minh

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Đề án phát triển giao thông thông minh

Thành phố đề xuất lộ trình phát triển giao thông thông minh theo 3 giai đoạn, gồm: giai đoạn năm 2025-2027, giai đoạn 2028-2030 và sau năm 2030. Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Phiên bản di động