Nguồn cung dầu thế giới gặp khó khi ngành khai thác nội địa Mỹ suy giảm mạnh
Khai thác dư địa hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
|
Ngân hàng Việt khai thác hiệu quả vốn ngoại
Sau khi nhận dòng vốn lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng tại Việt Nam đã sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho người dân cũng như doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp do nữ làm chủ, tài trợ chống biến đổi khí hậu. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc tiếp tục “rót” vốn của các tổ chức quốc tế.
|
Sự bùng nổ của hoạt động sản xuất dầu trong thập kỷ vừa qua đã khiến cho vị thế của nước Mỹ trong vai trò nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới suy giảm, kỷ nguyên tăng trưởng bùng nổ của hoạt động sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã gần lập đỉnh và rồi sau đó sẽ quay trở lại thời kỳ đi xuống, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Tại khu vực lòng chảo Permian, một trong những trung tâm sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ, các doanh nghiệp đang khởi động số lượng mỏ dầu khai thác mới ít hơn trước đây rất nhiều, đây là dấu hiệu cho thấy họ đã khai thác hết phần lớn các mỏ dầu tốt.
Những mỏ dầu lớn và có chất lượng tốt nhất của các doanh nghiệp dầu đá phiến hiện cũng đang cho ra sản lượng dầu thấp hơn trước, kết quả tính toán số liệu của Wall Street Journal cho hay.
Vào năm ngoái, Journal từng đưa tin rằng các doanh nghiệp sẽ sử dụng hết dự trữ tốt nhất của Mỹ trong vòng chỉ vài năm nếu họ nối lại tốc độ khai thác rất cao như thời kỳ trước đại dịch COVID-19.
Giờ đây, các kết quả nghiên cứu và khảo sát khu vực các bang tây Texas và New Mexico cho thấy sản xuất giờ đây đang đi ngang.
Trong cuộc họp của ngành vào tuần này, các nhà điều hành nói đến việc sản lượng dầu đá phiến tăng trưởng chững lại, như vậy nước Mỹ có thể sớm phải quay trở lại với việc phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ nước ngoài. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp Mỹ có thể phải đương đầu với khoảng thời gian đầy khó khăn sau khi phần lớn trong số họ đã công bố lợi nhuận kỷ lục vào năm ngoái.
“Thế giới dường như đang trở lại khoảng thời gian của thập niên 1970 và 1980”, CEO của doanh nghiệp năng lượng ConocoPhillips – ông Ryan Lance nói trong một hội thảo mới đây được tổ chức bởi S&P Global. Ông cảnh báo rằng OPEC có thể sẽ sớm cung cấp thêm dầu ra thế giới.
Theo số liệu từ công ty phân tích FLOW Partners LLC, sản lượng dầu từ 10 doanh nghiệp có sản lượng tốt nhất tại khu vực Delaware thuộc lòng chảo Permian so với thời điểm năm 2017 giảm 15% trong năm ngoái. Trong khi đó, trung bình mỗi giếng có sản lượng thấp hơn 6% so với năm liền trước, tính toán của công ty phân tích Novi Labs cho hay.
Sự suy giảm của một trong những khu vực điểm nóng khai thác dầu thế giới dự kiến sẽ có nhiều ảnh hưởng với thị trường dầu toàn cầu, nhiều năm trước thị trường trông chờ vào Mỹ để giảm thiểu được phần lớn các yếu tố gây gián đoạn nguồn cung cũng như nhu cầu tăng lên. Nếu không có các tiến bộ về khai thác hoặc đột phá về công nghệ, việc nguồn cung dầu của ngành hạn chế cuối cùng có thể cũng sẽ đẩy các doanh nghiệp chấp nhận khai thác cả các giếng dầu có chất lượng rất kém hoặc giá dầu cũng sẽ phải tăng cao hơn mới có thể khuyến khích được đầu tư vào ngành, theo các chuyên gia ngành nhận định.
Sản lượng dầu tại Mỹ tăng từ 7,2 triệu thùng dầu/ngày ở thời điểm 1 thập kỷ trước lên ngưỡng khoảng 13 triệu thùng dầu/ngày trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên sản lượng dầu nội địa của năm ngoái tăng ở tốc độ chỉ bằng 1/3 so với ngưỡng hoàng kim của ngành khai thác dầu đá phiến trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 và cho đến hiện tại vẫn chưa trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19.
Sự chững lại về sản lượng này có nguyên nhân chủ yếu từ áp lực của nhà đầu tư lên các doanh nghiệp liên quan đến việc cắt giảm chi tiêu cũng như hạn chế tăng trưởng để có thể thu về lợi suất cao hơn. Cùng lúc đó, kết quả kinh doanh kém tại khu vực lòng chảo Delaware cũng khiến cho sản lượng đi ngang.
Trong năm ngoái, sản lượng dầu tại Mỹ tăng trưởng bằng một nửa so với kỳ vọng của nhiều người và dự kiến trong năm nay cũng chỉ tăng trưởng ở mức độ tương tự, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA).
Tình trạng suy giảm sản lượng của các giếng dầu không khỏi khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tăng trưởng của ngành, nhiều doanh nghiệp cũng phải cân nhắc sáp nhập trong năm nay.
Giá dầu thế giới áp sát ngưỡng 140 USD/thùng
Giá dầu thế giới tăng hơn 10 USD/thùng so với tuần trước. Có thời điểm giá dầu áp sát mốc 140 USD/thùng, trong bối cảnh nhiều người lo ngại Mỹ và châu Âu ban hành lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga và sự chậm trễ trong kết thúc các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran gây ra sự khan hiếm nguồn cung dầu.
|
Giá xăng trong nước có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít?
Giá dầu thế giới đã chạm ngưỡng kỷ lục trong gần 14 năm qua, tiến sát mốc 140 USD/thùng nên các chuyên gia dự báo, trong đợt điều chỉnh giá sắp tới (11/3), giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 7 liên tiếp và chạm mốc 30.000 đồng/lít.
|