Hiệu quả “cứng" và ảnh hưởng “mềm” đều rất tích cực
Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ biên giới và trao áo phao cho ngư dân Chiều 16/12, Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng) phối hợp với Hội Nông dân phường Thuận Phước (quận Hải Châu) tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm và không khai thác hải sản bất hợp pháp cho 50 ngư dân phường Thuận Phước. |
-Đề nghị ông cho biết những kết quả nổi bật của Đề án này?
Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” có sự tham gia chủ động, trách nhiệm và tích cực của các Bộ, ngành, các địa phương, đơn vị. Do đó đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ, cán bộ và Nhân dân vùng biên giới, hải đảo, thực sự trở thành cầu nối, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật vào cuộc sống, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu biết đúng các quy định, tính nghiêm minh và khoa học của pháp luật để chấp hành nghiêm túc.
Hiệu quả của Đề án đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ; xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo; góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, ngăn chặn hành vi phạm tội... Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, củng cố thế trận biên phòng toàn dân ở các địa phương. Nhờ vậy, tinh thần “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đã đi vào chiều sâu, trở thành câu chuyện pháp luật trong đời sống thường ngày của đại đa số cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo.
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính uỷ Bộ đội Biên phòng |
-Đề án nhằm đến hai đối tượng có sự khác biệt rõ ràng là cán bộ và nhân dân, vậy xin ông cho biết tính chất và kết quả tuyên truyền cho các đối tượng này có gì khác biệt?
Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Cần phải khẳng định rằng, việc triển khai thực hiện Đề án đã tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng biên giới, hải đảo và đạt hiệu quả cao đối với cả hai đối tượng là cán bộ và nhân dân. Song tôi cho rằng, với đặc thù khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống nhân dân và trình độ dân trí chưa cao thì tác động của Đề án đặc biệt có ý nghĩa đối với hàng triệu đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo, tác động sâu sắc vào nhiều mặt của đời sống xã hội.
Đề án đã được triển khai quyết liệt với nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, phong tục tập quán của từng dân tộc và gắn với việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường dân trí pháp lý phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định về phòng, chống dịch cho nhân dân, động viên bà con tích cực tham gia cùng địa phương và bộ đội biên phòng (BĐBP) đấu tranh, tố giác hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, góp phần ngăn chặn, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập, lây lan qua biên giới vào nội địa.
-Nâng cao nhận thức về pháp luật sẽ có tác động tích cực đến các lĩnh vực khác như chống buôn lậu, mua bán người, giữ gìn ổn định an ninh trật tự… Ông đánh giá như thế nào về những “ảnh hưởng mềm” này?
Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Thông qua việc thực hiện Đề án, công tác tuyên truyền, PBGDPL đã có sự đổi mới mạnh mẽ về hình thức, biện pháp, với những cách làm phù hợp hiệu quả, qua đó vai trò chủ thể của nhân dân đã được phát huy cao độ trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới. Đồng thời đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và xây dựng trách nhiệm công dân trong răn đe, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật tại vùng biên giới, hải đảo.
Nhiều địa phương có số vụ việc giảm mạnh như Thanh Hóa giảm 1.514 vụ/2.243 đối tượng, Bình Định giảm 177 vụ/146 đối tượng, Lạng Sơn giàm 231 vụ/ 145 đối tượng, Quảng Ninh giảm 165 vụ/228 đối tượng, Đắk Lắk giảm 175 vụ/258 đối tượng, Trà Vinh giảm 356 vụ/441 đối tượng, An Giang giảm 356 vụ/241 đối tượng... |
Thực tế, qua thống kê các vụ việc vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trái phép, tình trạng di, dịch cư tự do và khiếu nại vượt cấp ở nhiều địa phương giảm từ 15 đến 20% so với giai đoạn trước. Tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại cùng các loại tội phạm khác có chiều hướng giảm.
Bên cạnh đó, với ý thức và trách nhiệm công dân của mình, quần chúng nhân dân đã tích cực hưởng ứng phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới” với hàng nghìn tổ tự quản và hàng trăm mô hình tự quản đã được xây dựng.
Quần chúng nhân dân cũng đã cung cấp hàng vạn nguồn tin tố giác tội phạm giúp cho BĐBP và các lực lượng chức năng đấu tranh thành công các chuyên án, vụ án, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đem lại cuộc sống bình yên nơi biên giới. Như vậy, có thể khẳng định rằng “ảnh hưởng mềm” của công tác tuyên truyền, PBGDPL là rất lớn và là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong giữ vững ổn định chính trị, phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới, vùng biển đảo hiện nay.
-Ông có nhận xét gì về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tổ chức Ngày pháp luật nói riêng của Bộ Tư lệnh BĐBP?
Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, công tác PBGDPL nói chung và tổ chức Ngày Pháp luật nói riêng đã được Bộ Tư lệnh BĐBP tiến hành quyết liệt và duy trì thực hiện nghiêm túc ở tất các cấp của BĐBP bằng nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, như: giới thiệu các văn bản pháp luật bằng máy trình chiếu kết hợp hình ảnh, phim tư liệu, phát huy công năng của hệ thống tủ sách pháp luật, triển khai các mô hình “Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân”; “Mỗi tuần học một điều luật”, “Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”…
Song song với công tác tuyên truyền, giáo dục, đã xây dựng môi trường làm việc chính quy, khoa học, kỷ cương, kỷ luật, lễ tiết tác phong quân nhân. Nhờ vậy, lượng thông tin pháp luật đến với cán bộ, chiến sĩ ngày càng phong phú, đa dạng, trình độ hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy định của đơn vị trong cán bộ, chiến sĩ được nâng lên rõ rệt.
BĐBP tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân trên biển |
-Bài học kinh nghiệm lớn nhất sau 5 năm triển khai đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật là gì, thưa ông?
Trung tướng Đỗ Danh Vượng: Tôi cho rằng kinh nghiệm lớn nhất chính là việc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính cùng các tỉnh, thành phố biên giới, biển đảo, các cơ quan, đơn vị… đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên việc đổi mới và đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, từng đối tượng Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ theo hướng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.
Cùng với đó, Đề án đã phát huy tối đa trách nhiệm của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ cở nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, PBGDPL. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể với đơn vị lực lượng vũ trang được thực hiện chặt chẽ; nhiều sáng tạo, đổi mới phù hợp với yêu cầu hiện nay. Tạo điều kiện cho các đơn vị BĐBP và Tư pháp cơ sở có thể phát huy vai trò, chức trách của mình, chủ động gắn kết công tác PBGDPL với tổ chức thực hiện pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ biên giới và trao áo phao cho ngư dân Chiều 16/12, Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng) phối hợp với Hội Nông dân phường Thuận Phước (quận Hải Châu) tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm và không khai thác hải sản bất hợp pháp cho 50 ngư dân phường Thuận Phước. |
Giáo dục pháp luật về biên giới, biển, đảo và chống khai thác hải sản bất hợp pháp cho ngư dân Chiều 6/12, Đảng ủy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Huyện ủy Long Điền tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới, biển, đảo và chống khai thác hải sản bất hợp pháp cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. |
Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo UBND huyện Đình Lập, Lạng Sơn phối hợp với Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2021. |