e magazine
“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

20:59 | 05/09/2023

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Thưa bà, phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là chiến lược mà Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra trong Nghị quyết 30-NQ/TƯ (tháng 11 năm 2022), và mới đây Hội đồng điều phối vùng đã họp lần thứ nhất dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Là địa phương trong vùng, Vĩnh Phúc nhận thức thế nào về những cơ hội phát triển mới mở ra từ sau khi cơ chế vùng hình thành?

- Trước tiên phải khẳng định ngay là chiến lược phát triển 6 vùng kinh tế trên toàn quốc, mà vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong số đó, của Bộ Chính trị là hết sức đúng đắn, kịp thời và đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSH, cũng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nên việc Trung ương ban hành Nghị quyết 30-NQ/TƯ có một ý nghĩa rất lớn và toàn diện với sự phát triển của tỉnh.

Như chúng ta đều biết, trong bối cảnh các nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không có sự liên kết, phối hợp thì rất khó có thể tạo ra giá trị cộng hưởng để cùng bứt phá. Với vùng ĐBSH, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “đây luôn luôn là địa bàn cốt lõi của vùng Thủ đô, có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại” thì việc xây dựng một mô hình phát triển có tính gắn kết chiến lược càng có ý nghĩa từ phương diện động lực cho đến tương lai phát triển chung. Do đó với Vĩnh Phúc, trên cơ sở Nghị quyết 30-NQ/TƯ, tỉnh sẽ tận dụng tối đa độ mở để kết hợp cùng 2 tuyến hành lang kinh tế và 5 hành lang công nghiệp qua đó phát huy thế mạnh sẵn có của tỉnh để phát triển.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Tại cuộc họp Hội đồng điều phối vùng lần thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ có nêu yêu cầu các địa phương phải hoàn thiện quy hoạch tỉnh trong quý III năm nay để làm cơ sở cho các hoạt động khác, thưa bà, quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt của Vĩnh Phúc đề cập thế nào đến lộ trình triển khai Nghị quyết 30-NQ/TƯ?

- Quy hoạch của tỉnh đương nhiên phải có sự gắn kết chặt chẽ với việc triển khai Nghị quyết 30-NQ/TƯ. Như tôi đã nói ở trên, khi đặt Vĩnh Phúc trong sự liên kết phát triển vùng thì từ tư duy, phương pháp, kế hoạch, cách thức và mục tiêu phát triển đều phải được tiếp cận, hình dung và xây dựng ở một cấp độ khác.

Hiện nay chúng tôi đã dự thảo “Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Sự tích hợp Quy hoạch tỉnh với Quy hoạch phát triển vùng đòi hỏi có sự tính toán kỹ lưỡng, xác định rõ ràng, cụ thể ưu nhược điểm để qua đó phát huy được hết thế mạnh của Vĩnh Phúc. Ví dụ các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng sẽ sắp xếp thế nào, phân bổ đất đai và tài nguyên ra sao, cơ cấu kinh tế có điều chỉnh gì không, nếu điều chỉnh thì ưu tiên những mũi nhọn gì, các vấn đề như phát triển kinh tế xanh gắn kết với quy hoạch đô thị ở cấp độ nào…Tất cả những câu chuyện đó phải được bàn thảo cùng sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học với mong muốn cuối cùng là đưa ra được một quy hoạch dài hạn của Vĩnh Phúc gắn kết chặt chẽ, hài hoà với quy hoạch phát triển vùng ĐBSH.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Bối cảnh mới nên đòi hỏi tư duy và hành động không thể như cũ, thưa bà, trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, bà thấy Vĩnh Phúc trước tiên cần thay đổi những gì để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới?

- Để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới, trước hết Vĩnh Phúc cần có sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về bối cảnh hiện tại và xu thế vận động của nó. Hôm nay đã khác ngày hôm qua chứ đừng nói gì đến so sánh năm nay và năm trước, chính vì vậy, để bắt kịp xu thế thì buộc phải thay đổi cả tư duy lẫn hành động.

Vậy với Vĩnh Phúc thì những thay đổi đó là gì? Theo tôi đầu tiên là toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh phải cùng xác định rằng đây là thời cơ để đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới, và việc này không phải của riêng ngành nào hay của riêng cấp lãnh đạo nào. Tất cả phải cùng lấy mục tiêu chung là sự phát triển của tỉnh, và coi đó là động lực để làm việc. Tiếp đến là tinh thần đổi mới sáng tạo. Giờ đây, trước những đòi hỏi mới của thời cuộc thì chúng ta không thể cứ theo nếp cũ mà làm được nữa. Cần phân định rõ cái gì tốt đẹp thì kế thừa và phát triển, cái gì không phù hợp thì mạnh dạn cắt bỏ, thay đổi để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Ý nghĩa của sự đổi mới là ở chỗ đó, và thực sự điều này rất cần những cú huých với tất cả các cấp chính quyền. Hiện tại chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ số, những thay đổi này tác động trực diện, toàn diện đến mọi khía cạnh của đời sống chính trị-kinh tế-xã hội. Nhưng Vĩnh Phúc muốn tận dụng những yếu tố mới như khoa học công nghệ, cơ hội mới như Nghị quyết phát triển vùng ĐBSH thì phải xác định có tư duy và cách làm tương thích với cái mới. Chỉ có vậy mới tận dụng được thời cơ, không bị tụt hậu.

- Một trong những vấn đề đặt ra cho phát triển vùng là cần có cơ chế chính sách đặc thù vượt trội, thưa bà, để Vĩnh Phúc và các địa phương khác trong vùng bắt kịp nhu cầu phát triển, theo bà vùng ĐBSH đang cần ngay những cơ chế, chính sách đặc biệt nào?

- Có mấy nội dung chính ở đây cần nghiên cứu. Trước hết là cần đẩy mạnh hơn nữa cơ chế phân cấp cho tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH, điều này sẽ tăng thêm tính chủ động cho các địa phương. Thứ 2 là một số vấn đề liên quan đến đầu tư, ngân sách…cần có sự linh hoạt hơn để tăng tính hiệu quả cho việc triển khai các dự án. Hiệu quả ở đây cần được hiểu là cả về thời gian thực hiện, cả về tận dụng thời cơ cũng như xử lý triệt để những vướng mắc, tồn tại nếu phát sinh.

Tại hội nghị quán triệt Nghị quyết 30-NQ/TƯ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhấn mạnh đến ý “thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, tạo đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng”. Đây là quan điểm phát triển có tầm nhìn xa, rất phù hợp trong tình hình hiện tại. Việc hiện nay cần làm là chúng ta cụ thể hoá định hướng được gợi mở này ra sao để trên cơ sở đó Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong vùng có được “đường băng” để cất cánh nhờ chính sách đặc thù.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Bà hình dung thế nào về diện mạo Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận khi Nghị quyết 30-NQ/TƯ được thực thi một cách bài bản, hiệu quả?

- Tôi rất kỳ vọng vào những thay đổi do Nghị quyết này đưa lại. Trên thực tế việc phát triển vùng trong quá khứ cũng đã được đề cập, nhưng đây là lần đầu tiên nội dung phát triển vùng được triển khai 1 cách bài bản, lớp lang như thế này. Do đó, tất cả đều rất mong chờ một sự thay đổi với nhiều chiều kích khác nhau. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, tôi tin tưởng rằng các tỉnh trong vùng ĐBSH khi bỏ qua lợi ích cục bộ, cùng xác định 1 tương lai chung thì tất cả sẽ phát triển đồng đều trên nhiều bình diện, từ kinh tế, văn hoá đến an sinh xã hội, giáo dục và môi trường.

- Trân trọng cảm ơn bà!

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Thực hiện: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Bộ Chính trị phân công Đại tướng Lương Cường giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công Đại tướng Lương Cường giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp

Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp”.
Hợp tác quốc phòng tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Campuchia

Hợp tác quốc phòng tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Campuchia

Ngày 25/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Koh Pich ở thủ đô Phnom Penh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng Campuchia và các bộ, ngành liên quan tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm kinh tế, quốc phòng Việt Nam - Campuchia năm 2023 (VIDEX 2023).

Tin mới

Ông Nghiêm Xuân Thành: Hậu Giang sẽ bứt phá phát triển nhanh và toàn diện

Ông Nghiêm Xuân Thành: Hậu Giang sẽ bứt phá phát triển nhanh và toàn diện

Trước khi được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang vào tháng 7/2021, ông Nghiêm Xuân Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Vietcombank. Sau hơn 3 năm chịu trách nhiệm là người “đứng mũi chịu sào” cho sự phát triển của Hậu Giang, giờ đây công tác chuẩn bị cho đại hội Đảng khoá tới của tỉnh đã rục rịch bắt đầu. Thời Đại có cuộc trao đổi với ông Thành về công việc này, trong đó nhấn mạnh đến những hy vọng của Hậu Giang trong thời gian tới.
HĐND thành phố Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

HĐND thành phố Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 11/KH-HĐND về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.

Tin khác

Hà Nội còn hơn 30.500 người sơ tán tránh ngập lụt

Hà Nội còn hơn 30.500 người sơ tán tránh ngập lụt

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối ngày 15/9, Hà Nội còn 30.536 người thuộc 6 huyện đang phải sơ tán tránh ngập lụt.
Khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024

Khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024

Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công đoàn Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị bão lũ tại nhiều tỉnh thành phía bắc

Công đoàn Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị bão lũ tại nhiều tỉnh thành phía bắc

Từ 14-15/9, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức 5 đoàn công tác đến các địa phương để thăm hỏi đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ và hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Bên cạnh đó, tổ chức Công đoàn cũng quan tâm, chia sẻ, động viên các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm quay lại sản xuất để đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho người lao động.
Thủ tướng chia sẻ về "6 điểm tựa Việt Nam"

Thủ tướng chia sẻ về "6 điểm tựa Việt Nam"

Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.
Phiên bản di động