e magazine
Bài 5: Cùng nâng niu báu vật

00:00 | 12/10/2023

Giá trị và sức sống của tình hữu nghị hai dân tộc Việt- Lào có thể ví như báu vật của cuộc đời.
Bài 5: Cùng nâng niu báu vật

Giá trị và sức sống của tình hữu nghị hai dân tộc Việt- Lào có thể ví như báu vật của cuộc đời.

Trong sâu thẳm mạch nguồn văn hóa hai bên đã nhiều sự tương đồng, giao thoa, tiếp biến. Từ đời sống tâm hồn đến đường ăn, lẽ ở; từ gương mặt đến điệu cười cũng gần gũi, thân thương. Cách đây nhiều thế kỷ, khi nước Việt đối mặt với giặc ngoại xâm, bạn Lào đã cử một công chúa tài sắc, dũng lược đem theo quân đội cùng hàng ngàn con voi chiến để giúp sức. Khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả, công chúa ốm bệnh và qua đời trên đất Việt. Nhân dân xứ Việt mang ơn nàng đã lập đền thờ ở xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình và thân thương gọi là Công chúa Nhồi Hoa… Linh hồn nàng ở nơi đây có lẽ cũng được thanh thản, siêu linh như chốn quê nhà.

Giữa địa bàn cư trú của hai dân tộc có đường biên giới dài nhiều ngàn cây số. Và nơi đây chỉ có cây lá đơm hoa, kết trái và suối chảy, chim ca trong hòa bình, thân hữu. Hai nước có hàng chục tỉnh thành, hàng trăm bản làng đã thành cặp đôi kết nghĩa. Hàng chục bộ ngành sáng tạo những cơ chế giao lưu, hợp tác. Trong muôn vàn mối tương thân ấy, mỗi người dân Việt- Lào lại có thêm nơi chốn bày tỏ tình thân, thiện ý; thêm nguồn sinh kế, thêm chốn du ngoạn và thêm người thân lúc tắt lửa tối đèn… Từ đó mà nguồn suối, dòng sông, mặt trời, ngọn gió đã thành của chung. Thần linh, đền miếu cũng có thể cùng thờ phụng. Và nghĩa chồng vợ, đạo thày trò, tình bè bạn… trong đời sống nhân dân Việt- Lào đã hình thành rất tự nhiên, thắm thiết… Những điều đó thấm sâu vào tâm thức dân gian, hiện hữu trong từng tế bào đời sống thường ngày, trở thành báu vật của LÒNG DÂN.

Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhân dân hai nước đã sát cánh chống kẻ thù chung. Ngày nay, ta đều độc lập, hòa bình. Hai bên đều đang xây dựng sự nghiệp phồn vinh, hạnh phúc; xây nền hòa bình, hữu nghị cho khu vực và quốc tế. Lý tưởng cách mạng, đường lối phát triển tiến bộ, văn minh được cùng nhau kiến tạo. Nhiều công trình, dự án chiến lược, kế sách vĩ mô… là tài sản chung luôn được thảo luận, góp sức để tác thành. Những kết quả đó đã hiện thân như báu vật chung của Ý ĐẢNG hai bên.

Trời đất sinh ra dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyền thiêng nằm giữa hai nước Việt - Lào... Nó không tạo sự ngăn cách mà như một trái tim chung cấp “nhiệt huyết” cho tình thân dân tộc. Trong bảo vệ tổ quốc, đá núi Trường Sơn đã thấm đẫm xương máu của những người anh em Việt - Lào. Trong đời sống, nó cung cấp những nguồn tài nguyên phú hậu. Trong văn hóa nó chứa đựng biết bao nguồn mạch lành thiêng, cao đẹp. Tất cả đều được san sẻ cho hai nửa Đông,Tây với bao yêu thương, nhịn nhường... Đó phải chăng là báu vật mà tạo hóa ban cho hai dân tộc Việt- Lào? Vậy gọi đó là MỆNH TRỜI cũng chí lý.

Nhân dân Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau luôn luôn ghi nhớ và khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" và câu nói chí tình của Chủ tịch Souphanuvong: "Tình nghĩa Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đoá hoa nào thơm nhất".

Là hai nước láng giềng gần gũi, cùng uống chung dòng nước sông Mê Công, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Việt Nam và Lào có truyền thống bang giao hoà hiếu, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Dù thế giới có đổi thay thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn quyết tâm cùng nhau gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt thuỷ chung, son sắt Việt Nam - Lào theo đúng như ý nguyện của Chủ tịch Kayson Phomvihane: "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Việt - Lào sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông".

Tình dân hai nước là báu vật hình thành bởi lòng dân, ý Đảng, mệnh trời. Chúng ta hãy tiếp nối cha anh mãi mãi gìn giữ, phát huy báu vật vô giá ấy.

Bài: Trâm Anh

Đồ họa: Tào Đạt

Trâm Anh

Tin bài liên quan

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào

Vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào

Các thế hệ lưu học sinh, sinh viên (SV) Lào đã và đang học tập tại Quảng Bình, ngoài nhiệm vụ học tập để có kiến thức, các em còn là “cầu nối” văn hóa, góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Lào anh em.
Sôi nổi Hội trại giao lưu sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2024

Sôi nổi Hội trại giao lưu sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2024

Từ ngày 20 - 21/4/2024, Hội trại giao lưu sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2024 được Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh tổ chức tại tỉnh Bình Thuận.

Tin mới

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Đây là nội dung được ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Việt Nam - Indonesia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân

Ngày 24/4/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam – Indonesia.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Phiên bản di động