e magazine
Bài 2: Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

08:00 | 09/10/2023

Mục đích tối cao của Đảng, nhà nước Việt Nam và Lào là bảo vệ, xây dựng độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Khi tình hữu nghị và hợp tác chính trị được xây dựng trên nền tư tưởng đó thì hiện thực cuộc sống đã hiện thân thành những bức tranh sống động, rực rỡ đến diệu kỳ.
Bài 2: Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

Mục đích tối cao của Đảng, nhà nước Việt Nam và Lào là bảo vệ, xây dựng độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Khi tình hữu nghị và hợp tác chính trị được xây dựng trên nền tư tưởng đó thì hiện thực cuộc sống đã hiện thân thành những bức tranh sống động, rực rỡ đến diệu kỳ.

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

Ở thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình có một ngôi đền tôn nghiêm, bề thế với nhiều đại thụ, cột đá, sân gạch, điện thờ… Hương khói và lòng tín mộ của người dân khiến ngôi đền của vùng quê bán sơn địa này vừa huyền thiêng, tịch mịch vừa thân thiện, bình an. Đó là đền Thượng Thái Sơn, thờ công chúa người Lào mang tên công chúa Nhồi Hoa (người dân sở tại đặt tên Việt).

Bài 3: Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Chân dung công chúa Nhồi Hoa chạm khắc trên gỗ quý và đền thờ tại Ninh Bình (Ảnh: Hải An).

Chuyện rằng: vào thế kỷ XV, nước ta gặp nạn giặc ngoại xâm. Vua Lào đã phái con gái là công chúa Nhồi Hoa dẫn quân đội và đoàn voi chiến sang giúp Đại Việt đánh giặc. Trong cuộc chiến, đội “tượng binh” của Nhồi Hoa đã lập nhiều chiến công hiển hách…

Khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về, khi đến Ninh Bình, công chúa ốm bệnh, qua đời. Vua Đại Việt cho tổ chức an táng long trọng, lập đền thờ, xây lăng mộ tại đây cho nàng. Ngày 3/3 âm lịch hàng năm là lễ hội chính của Đền. Khách thập phương về đây tưởng nhớ nàng và thưởng thức các màn múa hát Chăm Pa được các nghệ sỹ công phu, thành tâm biểu diễn.

Mùa thu năm nay, chúng tôi về bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Sơn La. Giữa núi rừng vi vút gió và thênh thang nắng là những bản làng đơn sơ, bình yên. Trong ngôi nhà vững chãi, nhuốm màu thời gian là cụ ông quắc thước đã hơn 90 tuổi trời. Ông tên là Tráng Lao Lử, người dân tộc Mông chỉ tay vào những vật dụng hàng ngày trưng bày trong tủ kính, ông kể: Đây là kỷ vật mà gia đình đã sử dụng khi nuôi giấu đồng chí Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào trước đây. Đồng chí đã sống và làm việc ngay tại ngôi nhà này với gia đình tôi. Cha tôi, ông Tráng Lao Khô, lúc đó là chủ hộ đã nhận nhiệm vụ nuôi giấu, hỗ trợ đồng chí Kaysone Phomvihane trong những năm tháng hoạt động bí mật ở Việt Nam. Cha tôi đã kết nghĩa anh em với đồng chí ấy.

Khoảng tháng 4-1948, Ban xung phong Lào Bắc gồm 14 người được sắp đặt căn cứ hoạt động tại hang Thẩm Mế, xã này. Đồng chí Kaysone Phomvihane được tổ chức bố trí thêm một căn cứ nữa chính là nhà tôi. Cha tôi đã tự tay đóng giường để đồng chí sử dụng. Khi đồng chí rút vào hang Thẩm Mế, cách nhà mấy cây số đường rừng. Vài ba ngày, cha tôi lại xay ngô, giã thóc, mang cho người em kết nghĩa. Tôi khi đó mới là một cậu bé nhưng cũng nhớ rằng ông Kaysone với gia đình tôi như một người ruột thịt. Sau này tôi mới biết, đó là một vị lãnh tụ của cách mạng Lào. Người đã dẫn dắt cách mạng nước bạn sát cùng cách mạng Việt Nam đấu tranh bảo vệ độc lập tự do cho nhân dân hai nước.

Bài 3: Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Quá trình xây dựng Khu điện thờ các Anh hùng Liệt sĩ Việt Nam - Lào tại Bản Nhuôn, huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào (Ảnh: Trường Hùng).

Mới đây, ngày 24/7/2022, Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam-Lào được khánh thành tại Xiêng Khoảng, Lào để thờ phụng, tôn vinh hơn 15.000 Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam và Lào đã hy sinh trên mặt trận Xiêng Khoảng (Cánh đồng Chum), Viêng Chăn, Xaysomboun... 50 năm trước. Khu Điện thờ được xây dựng tại bản Nhuôn, huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng trên diện tích 10ha. Đây là khu điện thờ đầu tiên do cộng đồng người Việt Nam tại Lào phối hợp với các đơn vị, tổ chức hai nước xây dựng, nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sỹ hai nước đã hy sinh trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho hai dân tộc. Cũng ngày hôm đó, một đại lễ cầu siêu với hàng vạn người là cán bộ, cựu binh, nhân dân Việt- Lào đã được cử hành. Tiếng vọng tâm linh của lòng thành kính, tình đoàn kết đã cộng hưởng, âm vang truyền đi khắp cõi âm dương, cho hôm nay và sau mãi…

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

Trời đất sinh ra dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyền thiêng nằm giữa hai nước Việt - Lào... Nó không phải sự ngăn cách mà như một trái tim chung cấp “nhiệt huyết” cho tình thân dân tộc. Trong bảo vệ tổ quốc, đá núi Trường Sơn đã thấm đẫm xương máu của những người anh em Việt - Lào. Đối với mỗi quốc gia, biên giới chung còn là hậu phương, là điểm tựa khi phải đối mặt với kẻ thù. Trong đời sống, nó cung cấp những nguồn tài nguyên phú hậu. Trong văn hóa nó chứa đựng biết bao nguồn mạch lành thiêng, phú hậu. Tất cả đều được san sẻ cho hai nửa Đông, Tây với bao yêu thương, trìu mến, nhịn nhường...

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Lay (Đăk Rông, Quảng Trị) thăm hỏi cháu Hồ Thị Nghin và Trưởng bản Bun Thăn tại cột mốc biên giới trong mùa dịch Covid-19 trong năm 2021.

Một ngày tháng 6/2022, Trung úy Hồ Văn Thủ, đội Trưởng đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng La Lay (Đăk Rông, Quảng Trị) gọi điện cho tôi và nói: “Con gái Nghin thi đỗ tốt nghiệp cấp 2 rồi anh ạ. Tháng 9 cháu sẽ vào học cấp 3.” Cô con gái mà Thủ vừa nhắc đến là cháu Hồ Thị Nghin (bản La Lay A Sói, Cụm bản 2, huyện Sa Muồi, tỉnh Sa La Van, Lào) được đồn Biên phòng La Lay (huyện Đak rông, Quảng Trị) nhận làm con nuôi từ năm 2017.

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Trung úy Hồ Văn Thủ, đội Trưởng đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng La Lay trao xe đạp cho con nuôi Hồ Thị Nghin.

Nhà Nghin nghèo, có 6 người con. Bố mẹ Nghin sức yếu. Đường đến trường của Nghin gần như sắp bị chắn lại. Đúng lúc đó, Bộ đội biên phòng Việt Nam đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ Nghin đến trường. Các chú bộ đội cụ Hồ nhận em làm con nuôi. Hàng tháng em được tặng nhu yếu phẩm và 500.000 VNĐ để ăn học. Nhờ đó, Nghin đã trở thành một trong những học sinh hiếm hoi của bản học hết cấp 2 và đã đỗ vào cấp 3… Nghin nói: “Cháu cố học để sau này làm phiên dịch viên tiếng Việt. Bộ đội biên phòng Việt Nam sẽ sang làm việc, hỗ trợ người dân Lào và sẽ cần những người trẻ như cháu làm phiên dịch để bộ đội Việt Nam gần gũi hơn với bà con Lào...”.

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Dãy Trường Sơn hùng vĩ đoạn qua đèo Hải Vân.

Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng cho biết: “… Tuyến biên giới Việt Nam - Lào trở thành nơi khởi phát mô hình kết nghĩa bản - bản và được Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với các tỉnh biên giới nhân rộng, nâng tầm mô hình lên thành phong trào “Kết nghĩa Cụm dân cư hai bên biên giới” trên toàn tuyến biên giới đất liền.

Cùng với đó, các đơn vị đã tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức kết nghĩa và duy trì quan hệ đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ nhau giữa 103 cặp cụm dân cư.

Các đơn vị BĐBP Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa một số cụm bản của Lào và nhận đỡ đầu 81 cháu học sinh Lào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

Từ sự tương đồng văn hóa, thổ nhưỡng, thời tiết qua hàng ngàn năm lịch sử; tình dân hai nước đã tự thân nảy nở, thuận hòa. Ngày nay, Việt- Lào đã có hàng chục tỉnh thành, hàng trăm bản làng đã kết nghĩa. Hàng chục bộ ngành sáng tạo những cơ chế giao lưu, hợp tác. Trong muôn vàn mối tương thân ấy, mỗi người dân Việt- Lào lại có thêm nơi chốn bày tỏ tình thân, thiện ý; thêm nguồn sinh kế, thêm chốn du ngoạn, bán buôn; thêm hội hè, ca hát và thêm người thân lúc tắt lửa tối đèn… Và nghĩa chồng vợ, đạo thày trò, tình bè bạn, đồng chí, đồng nghiệp, đồng môn… trong đời sống nhân dân Việt- Lào càng hình thành, nảy nở rất tự nhiên, thắm thiết…

Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022), 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).

Năm 2018, Bệnh viện Nhi Trung ương (Việt Nam) tiếp nhận một bệnh nhi người Lào bị ung thư đã nặng. Em là Sard Yang, 10 tuổi (số nhà 292; bản Phonsavanhxay, huyện Pạch, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào). Gia cảnh không dư giả. Biết tin, nhiều cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam (từng ở Xiêng Khoảng) đến thăm hỏi, quyên góp nhu yếu phẩm và tiền giúp đỡ em. Y bác sĩ, nhân viên y tế và nhiều tấm lòng hảo tâm Việt Nam cũng đã đến bên Sard Yang để giành giật sự sống cho em. Thật diệu kỳ, Sard Yang đã khỏe lại và về quê. Những ngày tháng 7/2022, khi chúng tôi liên hệ, Sard Yang nói em đã khỏi bệnh, cao 1m30; nặng 33 kg. Hàng ngày, ngoài giờ đi học, Sard Yang còn giúp bố mẹ việc nhà như: giặt quần áo, rửa bát. Em vẫn luôn mong mước được trở lại Việt Nam thăm ân nhân, thưởng thức món xôi xoài, gà nướng nơi miền quê mà có rất nhiều tấm lòng đã đòi lại cho em sự sống. “Cảm ơn các bác sĩ, ân nhân người Việt Nam” – ông Tua Yang, bố của Sard Yang luôn nhắc.

Nói chuyện qua điện thoại, tại ngôi nhà ở Thủ đô Viêng chăn, Tiến sĩ, Nguyên Viện trưởng, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào) Bountheng Souksavatd kể rằng ông vẫn lưu giữ 2 tờ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của mình. Một được ghi bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Lào. Đó là “báu vật tình yêu” của cặp vợ chồng Bountheng Souksavatd - Nguyễn Thị Nguyệt Nga lưu giữ gần 40 năm qua.

Năm 1979, ông sang Việt Nam học tại Nhạc viện Hà Nội nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ông đã đắm hồn trong những điệu nhạc mới. Nhưng ông còn mê mẩn hơn khi được gặp người con gái Việt Nam với dáng áo dài trắng thướt tha biểu diễn bản Sonate Ánh trăng. Bà là Nguyễn Thị Nguyệt Nga. Họ đã thành vợ chồng với không ít thác ghềnh nhưng cũng nhiều độc đáo, thú vị bởi chiến tranh, quốc tịch, quan niệm và thủ tục. Những điều đó lại càng tăng thêm hạnh phúc của hai trái tim Lào- Việt.

Bản Sáng, xã vùng biên Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa – vùng đất giáp Lào những ngày cuối năm sương mù phủ kín những nếp nhà sàn. Buổi sáng ở đây được thức dậy với nhiều lời gọi, hỏi bằng tiếng Việt lẫn tiếng Lào. Đó là những gia đình có dâu rể là người Lào.

Bài 2: Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc
Đoàn kết để độc lập và hạnh phúc

Bài: Phạm Hưng

Đồ họa: Tào Đạt

Phạm Hưng

Tin bài liên quan

Cùng sinh viên Campuchia, Lào hiểu thêm về lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam

Cùng sinh viên Campuchia, Lào hiểu thêm về lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam

Ngày 21/7, tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM tổ chức buổi giao lưu cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia Việt Nam giúp bạn Campuchia với sinh viên Campuchia và sinh viên Lào đang học tập tại TP.HCM.
Lãnh đạo Lào đánh giá cao vai trò của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào

Lãnh đạo Lào đánh giá cao vai trò của Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào

Phó Thủ tướng Lào Kikeo Khaykhamphithoune cho rằng Hội hữu nghị Việt Nam - Lào sẽ là cầu nối giúp thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước.
Tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á

Tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á

Báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á của tổ chức OpenGov Asia công bố gần đây cho biết Việt Nam và Thái Lan đã nổi lên là 2 thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo nêu bật việc Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.

Tin mới

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thêm hai sĩ quan nhận quyết định làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei

Thêm hai sĩ quan nhận quyết định làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei

Sáng 26/7, Bộ Quốc phòng tổ chức trao Quyết định của Chủ tịch nước và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hai sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNISFA, khu vực Abyei.

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhân dân; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam.
Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ 12 xã biên giới ở Quảng Nam

Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ 12 xã biên giới ở Quảng Nam

Ngày 24/7, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại ở 12 xã biên giới của 2 huyện Nam Giang và Tây Giang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công”

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Với bạn bè quốc tế, Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.
Phiên bản di động