Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Hà cầu gì? Cách sắm lễ đi chùa cho chuẩn

19:38 | 11/01/2020

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội được đông đảo người dân biết đến. Không chỉ vào dịp Tết Nguyên đán, cứ vào ngày mùng 1 và ngày rằm, ngôi chùa lại chật ních người dân đến cúng bái, đi lễ.    
kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua Chùa cổ trăm năm tuổi ngoài khơi Hội An
kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua Mối lương duyên cổ tích: Giữ đúng lời hứa năm 3 tuổi, chàng trai đưa bạn gái về lại lớp học mẫu giáo để cầu hôn
kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua
Chùa Hà là nơi nhiều bạn trẻ kéo về để cầu duyên mỗi dịp lễ, tết. (Ảnh: Phunutoday).

Chùa Hà cầu gì?

Chùa Hà (tên chữ là Thánh Đức Tự) nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đến đã có gần 1.000 năm lịch sử.

Chùa Hà nằm trên con phố nhỏ mang tên phố Chùa Hà, giao với đường Cầu Giấy (Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Khi đặt chân tới đây, bạn sẽ thấy ngôi chùa được kết cấu thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu.

kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua
Chùa Hà nằm trên con phố cùng tên ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). (Ảnh: Tri thức trẻ).

Nếu như cầu tài lộc, công danh đến Phủ Tây Hồ, cầu bình an đến chùa Trấn Quốc thì người dân cũng quan niệm chùa Hà cầu duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội.

Người dân tới đây thực hành tín ngưỡng tâm linh sẽ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông và đặc biệt là duyên tình tròn vẹn.

Những người gặp trắc trở trong đường tình duyên như: ế quá lâu, bao nhiêu năm rồi cũng chưa có một mảnh tình vắt vai; ế nhưng tìm mãi không được người tử tế, phù hợp; xác định muốn tìm một người nắm tay đi đến cuối cuộc đời được khuyên nên đến chùa cầu duyên để được suôn sẻ trong chuyện tình cảm lứa đôi.

Cách sắm lễ đi chùa Hà

Khi đi chùa, bạn có thể đi tay không và chỉ cần thắp hương, cầu nguyện chân thành thì các đấng trên vẫn sẽ thấu hiểu được nỗi lòng. Tuy nhiên, để thể hiện sự chu đáo, khi đi chùa bạn vẫn nên sắm đủ lễ ở tất cả các ban.

Khi đi lễ chùa, bạn cần chuẩn bị đủ 3 mâm lễ:

Ở ban Tam Bảo, lễ gồm: 1 thẻ hương, hoa tươi, 1 vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi bạn và tờ sớ. Đây là ban thờ Phật nên bạn lưu ý không cúng món mặn như rượu, thịt… và không cúng tiền vàng.

Ở ban Đức Ông, lễ gồm: 1 thếp tiền vàng, rượu, thuốc, chè, đồ mặn tuỳ ý (bạn có thể chuẩn bị đơn giản gồm 1 đĩa xôi trắng, 1 khoanh giò, 1 cút rượu nhỏ, hãy chú ý mở chai rượu khi lễ) và tờ sớ.

Ở ban Thánh Mẫu, lễ gồm: tiền vàng, hoa tươi (nên là 5 bông hồng đỏ), trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức) và tờ sớ cầu duyên. Bạn sẽ cầu duyên tại Điện Mẫu.

Văn khấn đi lễ cầu duyên ở chùa Hà

kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua
(Ảnh: Lao động).

Dù bạn làm lễ cầu duyên tại ngôi chùa này hay bất cứ nơi nào khác, hãy nhớ một bài khấn nên có đủ 5 điều: tạ – sám hối – hứa – xin – lễ. Dưới đây là bài văn khấn cầu duyên ở chùa Hà, bạn thay tên và ngày tháng năm sinh Âm lịch của mình để việc cầu duyên chính xác hơn:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy:

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là :…………

Sinh ngày:………… Tháng………… Năm………… (âm lịch)

Cứ trú tại :…………

Hôm này ngày (Âm lịch), Con đến Thánh Đức Tự(tên đúng của Chùa Hà) thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua.

Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ , kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho.

Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn , nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác.

Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện , cho con gặp được người có tâm có đức , có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu xác định yêu để cưới) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Cẩn cáo (xong vái 3 vái).

Lưu ý về cách ăn mặc khi đi lễ chùa Hà

Giống như các đình chùa, miếu mạo khác, khi đến chùa Hà cầu duyên, các bạn đặc biệt là bạn nữ nên ăn mặc kín đáo để thể hiện sự tôn trọng đối với những vị thần linh. Cách đi đứng nói năng lịch sự, tranh gây ồn ào, cãi lộn vì chùa vốn là nơi thanh tịnh, trong những ngày lễ lại rất đông đúc nên nếu có người gây rối sẽ khiến chùa mất đi tính linh thiêng.

Cụ thể, bạn nên mặc áo có tay qua vai, quần dài đến mắt cá; không mặc váy, tránh mặc đồ ren. Tắt tiếng điện thoại trước khi vào chùa Hà, không văng tục chửi bậy. Tránh việc đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa, không chụp ảnh quay lưng vào tượng phật, đền chùa.

kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua Gian nan đường lên Chùa Địa Ngục ở Tam Đảo

Chùa Địa Ngục (Địa Ngục Tự) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được biết đến là một trong những ngôi chùa hoang sơ, âm u bậc ...

kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua Mùa Vu Lan 2019: Người Hà Nội đi chùa từ sớm, người Sài Gòn thành tâm dự lễ thả hoa đăng

Vào ngày rằm tháng 7, cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội từ sáng sớm đã đón hàng ...

kinh nghiem di chua tet chua ha cau gi cach sam le di chua Những trang phục “thiếu” vải của thiếu nữ Việt khi đi chùa đầu năm

TĐO - Đền chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thế nhưng không ít thiếu nữ Việt ăn mặc hở hang, phản cảm khi đi ...

Như Sương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/van-canh-chua-tet-chua-ha-cau-gi-cach-sam-le-di-chua-cho-chuan-96508.html

In bài viết