Không có điều luật nào quy định "lương chồng chuyển thẳng tài khoản vợ"!

15:53 | 14/12/2019

Trước thông tin "lương của chồng được chuyển thẳng tài khoản vợ" được một tờ báo cho là có trong quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, luật sư và đông đảo bạn đọc cho rằng không tìm thấy điều luật nào như vậy.
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có những điểm gì mới?
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam 28/6
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo Đề xuất bổ sung thêm ít nhất 3 ngày nghỉ trong năm
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo Thêm nghỉ lễ vào dịp khai giảng, ngày đàn ông hay 27/7?
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo
Lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ. Ảnh minh họa

Mới đây, trên một tờ báo bất ngờ đăng bải viết với nội dung, từ ngày 1/1/2021, vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng, do đó "tiền lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ" gây xôn xao dư luận.

Tờ báo này viện dẫn cho rằng Điều 94 của Bộ Luật Lao động 2019 vừa được Quốc hội khóa XIV vừa chính thức thông qua (thay thế cho Bộ Luật Lao động 2012) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 nêu rõ "Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp".

Như vậy, bài báo này lập luận rằng, theo quy định vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng. Và tiền lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ.

khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo
khong co dieu luat nao quy dinh luong chong chuyen thang tai khoan vo
Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 không có quy định lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ.

Tuy nhiên, tại Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019 không có bất cứ quy định nào nêu cụ thể việc vợ là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng và đặc biệt là chi tiết "lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ".

Trước thông tin mà bài báo đăng tải, nhiều độc giả bày tỏ sự bức xúc và cho rằng nếu nội dung mang tính chất đánh tráo khái niệm như thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đời sống.

Bạn đọc Thanh Tâm (Hà Nội) nhận xét: "Làm gì có "Quy định mới, lương của chồng được chuyển thẳng tài khoản vợ" hay ngược lại cũng không có! Mà chỉ có "lương của người lao động được chuyển thẳng tài khoản của người được ủy quyền", mà người được ủy quyền ở đây thì không chỉ riêng vợ".

Hay như bạn Hà Nhung (Tuyên Quang) nhận định, chưa chắc người được ủy quyền đã là vợ, người lao động có thể ủy quyền cho bất cứ ai mà họ muốn theo đúng quy định của pháp luật như bố mẹ, con cái, anh chị em ruột...

"Kể cả ủy quyền cho hàng xóm cũng được, không cứ gì là vợ và khi chưa có sự ủy quyền thì kể cả là vợ cũng không thể tùy tiện nhận lương của chồng", nickname Tào Tháo bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, cũng có không ít người đồng tình với những gì mà bài báo này đăng tải và cho rằng chỉ là do nội dung chưa được thể hiện rõ ràng khiến người đọc bị hiểu lầm.

Trả lời PV Báo Thời đại về vấn đề này, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, thông tin mà tờ báo này đăng tải chưa đúng bản chất của Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, bởi người ủy quyền hợp pháp ở đây có thể là bất kỳ ai mà người lao động mong muốn ủy quyền, không chỉ riêng vợ và khi không có sự ủy quyền, thì ngay cả vợ hay cha mẹ, con cái cũng không thể nhận được lương của người lao động đó.

"Chúng ta phải hiểu rõ câu từ "người được người lao động ủy quyền hợp pháp", đó có thể là bất cứ ai mà người lao động muốn ủy quyền", vị luật sư nhấn mạnh.

Hiện nội dung đăng tải trên bài báo này vẫn đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Để có thể biết chính xác nội dung của quy định này, độc giả có thể tìm hiểu Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khong-co-dieu-luat-nao-quy-dinh-luong-chong-chuyen-thang-tai-khoan-vo-94719.html

In bài viết