Lùm xùm xung quanh danh hiệu... tự phong

09:11 | 10/07/2019

Khi tin "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" được lựa chọn làm Phó ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả rộ lên trên truyền thông cũng là lúc một lần nữa nhiều người... "ngã ngửa" vì không biết danh xưng này từ đâu mà có.
Tin mới vụ Nữ hoàng văn hoá tâm linh Hiền Ngân "Nữ hoàng Văn hóa tâm linh" Phạm Nữ Hiền Ngân là ai? Danh xưng "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" gây tranh cãi, Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng


Theo báo Tuổi Trẻ đưa tin, nhiều năm nay, trên thị trường mua bán danh hiệu, giải thưởng đang diễn ra vô cùng sôi động, đến nỗi có những doanh nghiệp mỗi tháng được nhận tới hàng chục lời mời với đủ các mức giá từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng, kéo theo đó là một loạt các "danh xưng tự phong" được đặt ra.Theo các doanh nghiệp, việc "loạn danh hiệu" đã có từ hàng chục năm nay. Và đương nhiên, danh hiệu "Nữ hoàng tâm linh" vốn chẳng phải câu chuyện lần đầu xảy ra.

Trở lại với việc lạm dụng trong cách tự phong tặng danh hiệu một cách bừa bãi, người ta lại nhớ ngay tới câu chuyện liên quan đến chương trình "Đánh giá và truyền thông thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2017” mà Công ty TNHH Vinaca đạt Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017.

lum xum xung quanh danh hieu tu phong
Được tôn vinh danh hiệu “Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam” và “Gương mặt doanh nhân tiêu biểu 2017”, nhưng sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2 đã dùng tro than tre để chế thực phẩm chức năng ngừa ung thư.

Cuối cùng, Cựu tổng giám đốc Vinaca Nguyễn Xuân Thu mới đây đã lĩnh án phạt 22 năm tù, buộc nộp tiền phạt 50 triệu đồng vì... sản xuất thuốc giả.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, những danh hiệu này được trao, được phong theo sự đánh giá nào, vì lý do gì, nhân danh điều gì thì ngay cả cơ quan quản lý nhà nước về các cuộc thi, các danh hiệu cũng trả lời rất mơ hồ khi được hỏi đến. Bởi vậy mà cũng chính nó đã gây ra không ít những vấn đề lùm xùm cho những người "mua danh".

Bỏ tiền để mua danh

Theo thông tin được đăng tải trên Tuổi Trẻ, ông Chu Tiến Dũng - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM từng chia sẻ về vấn đề "loạn danh hiệu", ông cho biết, các đơn vị mời gọi tham gia các giải thưởng, trao tặng danh hiệu thường liên quan đến chất lượng, liên hiệp các hội khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ... Các đơn vị thường gửi thư mời tham gia với một quy trình gồm hai bước. Và với mỗi thư mời như thế, các doanh nghiệp, đơn vị thông thường sẽ bỏ ra số tiền từ vài chục đến vài trăm triệu đồng để tài trợ cho chương trình.

Và trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã làm điều đó với suy nghĩ và mong muốn rằng các danh hiệu được nhận sẽ giúp tăng thêm uy tín để phát triển hơn nữa. Kéo theo không ít trường hợp doanh nghiệp nhận danh hiệu rồi sau lại bị "bóc phốt". Và câu chuyện Công ty TNHH Vinaca đạt Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017 nhưng cựu tổng giám đốc mới đây lại lĩnh án 22 năm tù vì sản xuất thuốc giả là một ví dụ.

Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp coi như là "nạn nhân" bị lừa khi chưa thực sự hiểu rõ bản chất của vấn đề nằm ở đâu và quá nhẹ dạ cả tin trước sự nhiễu loạn thông tin.

Báo Công An Nhân Dân đã từng đưa tin, ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho rằng, dư luận đang hiểu sai vấn đề về việc để có được chứng nhận tôn vinh thương hiệu, doanh nghiệp phải "chi" một số tiền nhất định. Ông cho rằng, các doanh nghiệp đóng góp chi phí để cùng các cơ quan chức năng tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu chứ không phải chi tiền thì mới được tôn vinh.

Thế nhưng, ngay sau đó, cách lý giải này được nhiều người cho là không thuyết phục vì tôn vinh hay vinh danh sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ là sự ghi nhận thành tích, đóng góp với cộng đông và xã hội. Bởi thế, khi nhà tổ chức bình chọn không thể có tiền từ nguồn khác mà phải huy động từ bản thân các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia (khi họ chính là những cá nhân, doanh nghiệp được vinh danh) thì những lùm xùm chuyện “phí” để được vinh danh, tôn vinh dưới hình thức “hỗ trợ” là điều rất khó tránh khỏi.

Chưa kể, không chỉ mất tiền mà đã từng có nhiều trường hợp bị kiện, lao đao khổ sở sau khi nhận giải thưởng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến những người làm việc chân chính, phục vụ lợi ích xứng đáng cho xã hội, đồng thời gây nhiễu loạn các chuẩn mực được vinh danh.

Xem thêm

lum xum xung quanh danh hieu tu phong Vì sao 4 lãnh đạo Ban chống hàng giả đồng loạt xin từ chức?

Theo thông tin mới nhất, "Nữ hoàng Văn hoá tâm linh" Phạm Nữ Hiền Ngân cùng với 3 cá nhân khác vừa đồng loạt xin từ ...

lum xum xung quanh danh hieu tu phong "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" Hiền Ngân từ chức Phó Ban Phát triển Thương hiệu và Chống hàng giả

"Nữ hoàng văn hóa tâm linh" vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng từ chức Phó Trưởng Ban Phát triển thương hiệu và Chống ...

lum xum xung quanh danh hieu tu phong "Nữ hoàng Văn hóa tâm linh" Phạm Nữ Hiền Ngân là ai?

Mới đây, "Nữ hoàng văn hoá tâm linh" tên Phạm Nữ Hiền Ngân đã được bầu giữ chức Phó trưởng ban, Ban Phát triển thương ...

lum xum xung quanh danh hieu tu phong Sở VHTT Hà Nội thanh tra cuộc thi "Nữ hoàng thương hiệu"

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết sẽ vào cuộc, thanh tra cuộc thi "Nữ hoàng thương hiệu", nếu phát hiện sai phạm ...

Lam Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lum-xum-xung-quanh-danh-hieu-tu-phong-82079.html

In bài viết