Truyền thông Lào đánh giá cao kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế

14:42 | 08/01/2023

Trang điện tử www.laophattananews.com thuộc Hội nhà báo Lào đăng bài viết “Kinh nghiệm từ Việt Nam: Kinh tế tăng trưởng tốt trong bối cảnh thế giới suy giảm”.
Thủ tướng Lào đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam về nông nghiệp Thủ tướng Lào đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam về nông nghiệp
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, trưa 28/12 tại thủ đô Viêng Chăn, Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đến chào xã giao Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh.
Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế
Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Trong đó chúng ta tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tác chiến lược của 17 quốc gia... Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp đất nước hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, vững bước tiến lên phát triển trong giai đoạn mới bằng nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và 16 năm gia nhập WTO.
Chú thích ảnh
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (COFIDEC), huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Bài viết cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Lào vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn và Lào vừa có Thủ tướng mới, người dân tin tưởng sẽ có những chính sách phù hợp hơn với tình hình hiện tại cũng như từ các kinh nghiệm hay của Việt Nam để sớm giải quyết những khó khăn và nhanh chóng phát triển bền vững.

Đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc xung đột trên thế giới đã khiến các nước gặp không ít khó khăn về kinh tế như đồng tiền mất giá, giá cả sinh hoạt leo thang, thiếu nhiên liệu..., tác động đến đời sống của người dân.

Bài viết nhấn mạnh Việt Nam ghi nhận kinh tế tăng trưởng tốt trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với suy thoái kinh tế, lạm phát, nhiều người thất nghiệp trong 2-3 năm qua. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), việc các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử của Mỹ, châu Âu và một số nước khác ở châu Á mở rộng hoạt động tại Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, cải cách giáo dục của Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cùng với đó là việc Chính phủ Việt Nam tập trung đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, giúp nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và các năm tới sẽ tăng trưởng tốt.

Theo bài viết, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong năm 2023, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy giảm và đối mặt với nhiều khó khăn. Các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc cũng như Liên minh châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng trưởng chậm, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định bởi nước này đã thu hút các nhà đầu tư và đồng thời có các chính sách phù hợp trong việc quản lý đồng nội tệ.

Từ kinh nghiệm của ngoại giao vaccine, thúc đẩy ngoại giao kinh tế Từ kinh nghiệm của ngoại giao vaccine, thúc đẩy ngoại giao kinh tế
Đến ngày 11/9/2022, Việt Nam đã nhận hơn 258 triệu liều vaccine, trong đó nguồn viện trợ đạt gần 120 triệu liều, chiếm gần 50%, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 900 triệu USD.
Truyền thông Mỹ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam Truyền thông Mỹ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Mới đây, trang Seeking Alpha (Mỹ) đã đăng bài viết cho rằng Việt Nam có triển vọng kinh tế vĩ mô tươi sáng với nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và duy trì thặng dư trong cán cân thương mại với các nước khác.

Theo TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/truyen-thong-lao-danh-gia-cao-kinh-nghiem-cua-viet-nam-trong-phat-trien-kinh-te-180913.html

In bài viết