Thị phần thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ La tinh gia tăng nhờ CPTPP

08:37 | 11/11/2022

Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá là hiệp định có tác động rất rõ nét với ngành thủy sản Việt Nam, khi xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP này đã chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản của Việt Nam trong những năm qua.
Nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Malaysia nhờ ưu đãi từ Hiệp định CPTPP Nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Malaysia nhờ ưu đãi từ Hiệp định CPTPP
Với việc Malaysia phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn xiện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP vào ngày 5/10 vừa qua, hàng hóa của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định khi xuất khẩu sang nước này kể từ ngày 29/11/2022.
Doanh nghiệp Việt Nam mong được hỗ trợ tìm kiếm đối tác ở thị trường Mỹ Doanh nghiệp Việt Nam mong được hỗ trợ tìm kiếm đối tác ở thị trường Mỹ
Hỗ trợ tìm kiếm đối tác Mỹ trong một số lĩnh vực như nhập khẩu thịt bò, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ... là mong muốn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi tham dự buổi chia sẻ thông tin giữa Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt - Mỹ diễn ra vào ngày 28/10 tại Hà Nội.

Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- cho biết, tính đến nay, thị phần của thủy sản Việt Nam tại một số thị trường trong khối CPTPP đã có những thay đổi rất rõ ràng. Đặc biệt, những thị trường ở khối Mỹ La tinh.

“Trước khi có Hiệp định CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến thời điểm này, Canada đã chiếm 3,7%. Tỷ trọng của Mexico đã tăng từ 1% lên 1,3 % và tỷ trọng của Australia trong khối CPTPP cũng tăng từ 2,7% lên 3,2%”- bà Lê Hằng dẫn chứng.

Thị phần thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ La tinh gia tăng nhờ CPTPP
Công nhân chế biến cá tra (Ảnh: moit.gov.vn).

Canada thể hiện rõ nét, nhu cầu nhập khẩu thủy sản rất cao và Canada cũng đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam vì đây là nền kinh tế ổn định, môi trường tốt để giao thương. Hay thị trường Mexico - ở khu vực Nam Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra số 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ.

“Trong bối cảnh biến động tiền tệ, tiền tệ của Mexico khá là ổn định, những biến động kinh tế ít tác động đến thị trường này hơn so với các thị trường khác. Vì vậy, đây là thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam không chỉ bây giờ và cả những năm tới”- bà Lê Hằng cho hay.

Bên cạnh tiềm năng, lợi thế, Hiệp định CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp thủy sản, cả về hàng rào kỹ thuật hay tiêu chuẩn chất lượng, về quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, theo bà Lê Hằng đây không phải là thách thức lớn với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

“Khó khăn thực sự trong CPTPP là các điều khoản liên quan đến lao động, môi trường và phát triển bền vững, như lao động, làm thế nào để không xảy ra những vi phạm về lao động trẻ em trong nghề cá? Làm sao để gỡ thẻ vàng IUU? Đối tác CPTPP là Nhật Bản cũng bắt đầu áp dụng những quy định xuất xứ đối với một số loài thủy sản khai thác, sau này có thể là những thị trường khác tiếp theo nối quy định. Do đó, doanh nghiệp phải quan tâm và có những điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong CPTPP”- bà Lê Hằng lưu ý.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, CPTPP là FTA thế hệ mới tiêu chuẩn cao đầu tiên Việt Nam thực hiện với mức độ tự do hóa, mức độ các nước thành viên trong CPTPP cam kết mở cửa thị trường hàng hóa dành cho nhau cao nhất trong số các hiệp định đã có trước đó.

CPTPP là trợ lực giúp hàng hóa của Việt Nam “tấn công” vào thị trường châu Mỹ. Đặc biệt, với CPTPP, Việt Nam đang sở hữu lợi thế lớn để khai thác xuất khẩu sang châu Mỹ so với nhiều quốc gia châu Á chưa có FTA với các quốc gia trong khu vực này.

Tuy nhiên, các nước vẫn tiếp tục đàm phán FTA với ASEAN. Ví dụ, sắp tới, FTA Canada - ASEAN sẽ được tái khởi động. Như vậy, trong tương lai, hàng Việt sẽ không còn lợi thế độc tôn tại khu vực này. Chưa kể, một số nước cũng đang có kế hoạch tham gia CPTPP.

“Lợi thế FTA vẫn đang là một trong những ưu điểm của Việt Nam ở thị trường Bắc Mỹ, nhưng điều đó sẽ không kéo quá dài. Vì thế, các doanh nghiệp Việt phải nhanh chân tận dụng CPTPP một cách tối ưu nhất”- bà Trang lưu ý.

Ai Cập là thị trường rất lớn và là đối tác đầy tiềm năng với Việt Nam Ai Cập là thị trường rất lớn và là đối tác đầy tiềm năng với Việt Nam
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, ông Trương Quang Hoài Nam nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của Ai Cập trong khu vực Trung Đông-châu Phi. Với hơn 100 triệu dân, Ai Cập là một thị trường rất lớn và là một đối tác đầy tiềm năng đối với Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra gia tăng thị phần tại ASEAN Xuất khẩu cá tra gia tăng thị phần tại ASEAN
Xuất khẩu cá tra sang nhiều nước ASEAN tăng đột biến trong tháng 9/2022, hầu hết các nước trong khối đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thi-phan-thuy-san-viet-nam-tai-thi-truong-my-la-tinh-gia-tang-nho-cptpp-178269.html

In bài viết