Địa phương làm “hạt nhân” xây dựng, truyền thông hình ảnh quốc gia

09:46 | 22/09/2022

Lấy địa phương làm “nền tảng”, “hạt nhân” để xây dựng, truyền thông hình ảnh quốc gia là cách làm mới quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Hình ảnh quốc gia sẽ là tổng hòa các điểm mạnh, giá trị cốt lõi của dân tộc hiện hữu ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Lào Tăng cường hợp tác giữa các địa phương, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Lào
Những ngày cuối tháng 8/2022, nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào đã được tổ chức trọng thể tại nhiều địa phương trên cả nước. Đây là dịp để các địa phương ôn lại truyền thống lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước đã gắn bó vận mệnh hai nước, hai dân tộc như anh em ruột thịt và quá trình hợp tác với các tỉnh, thành của nước bạn Lào
Việt Nam - Braxin: Hai bên cần tận dụng truyền thông và những cơ chế ngoại giao để hợp tác, giao lưu Việt Nam - Braxin: Hai bên cần tận dụng truyền thông và những cơ chế ngoại giao để hợp tác, giao lưu
Đó là mong muốn của Đại sứ Braxin tại Việt Nam Fernando Apparicio da Silva trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại về những khuyến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân hai nước để thúc đẩy giao lưu, hợp tác, quan hệ hữu nghị hai bên nhân kỷ niệm 200 năm thành lập Braxin.

Trong hai ngày 22 và 23/9/2022, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức "Hội nghị tập huấn truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách làm mới". Đại diện lãnh đạo các sở, ngành thuộc 04 địa phương thực hiện thí điểm gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế; đại diện lãnh đạo 27 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Bắc và Bắc Trung Bộ; biên tập viên, phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí... dự hội nghị.

Địa phương làm “nền tảng”, “hạt nhân” để xây dựng và truyền thông về hình ảnh quốc gia
Đại biểu tham dự "Hội nghị tập huấn truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách làm mới". (Ảnh: Đức Huy)

Hội nghị tập trung hướng dẫn địa phương triển khai truyền thông quảng bá theo cách làm mới, đó là lấy địa phương làm “nền tảng”, “hạt nhân” để xây dựng và truyền thông về hình ảnh quốc gia. Theo cách làm này, hình ảnh quốc gia là tổng thể những ấn tượng về một quốc gia hay một địa phương được hình thành từ những yếu tố khác nhau như sự phát triển kinh tế và xã hội, các giá trị về văn hoá, lịch sử, các sản phẩm... của quốc gia hay địa phương đó. Truyền thông hình ảnh quốc gia là truyền thông quảng bá các điểm mạnh, lợi thế, giá trị của các địa phương.

Theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, cần truyền thông quảng bá dựa trên một Khung truyền thông thống nhất bởi không phải địa phương nào cũng có thế mạnh giống nhau và biết phát huy hết lợi thế của mình. Thực tế cho thấy, trong khi nhiều tỉnh thành đã làm tốt công tác truyền thông quảng bá thì nhiều địa phương với nguồn lực tương tự vẫn đang loay hoay chưa biết được cách làm thế nào để truyền thông quảng bá hiệu quả, từ đó thu thút đầu tư, du lịch... Nhiều bộ, ngành, địa phương đã chú trọng công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh nhưng hiệu quả chưa cao, thiếu định hướng khung, cơ quan điều phối, dẫn đến hình ảnh quốc gia bị phân tán, thiếu nhất quán khi truyền thông ra bên ngoài.

Do đó, việc truyền thông trên một Khung chung và lựa chọn truyền thông dựa trên thế mạnh, mục tiêu phát triển của từng địa phương sẽ giúp các địa phương tự đánh giá và chuẩn hóa các nhân tố làm nên hình ảnh địa phương, từ đó, tổ chức truyền thông quảng bá hiệu quả, mang lại các giá trị phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng khách du lịch, tăng đầu tư nước ngoài, tăng công ăn việc làm cho người dân địa phương...

“Tình hình mới đòi hỏi cách làm mới, chủ động, sáng tạo, tích cực và hiệu quả. Thông tin đối ngoại phải bứt phá trước trên tinh thần này. Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia là một nội dung lớn của công tác thông tin đối ngoại, đòi hỏi bức thiết phải làm theo cách mới, tạo ra bước đổi mới – chủ động, tích cực, đi trước - truyền thông quảng bá những gì thế giới cần và muốn biết về Việt Nam dựa trên một Khung truyền thông thống nhất, phổ cập để thế giới dễ tập trung nhận diện hình ảnh. Qua đó, hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao, du lịch, giao thương, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Địa phương làm “nền tảng”, “hạt nhân” để xây dựng và truyền thông về hình ảnh quốc gia
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung tập huấn thí điểm đối với 8 địa phương gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế; Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là những địa phương có cơ sở kinh tế, văn hóa đa dạng, có nhiều tiềm năng và sẵn sàng tham gia thực hiện thí điểm; 4 địa phương còn lại sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn tại Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 10/2022. Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp, đánh giá việc thực hiện thí điểm, trên cơ sở đó, sẽ đề xuất bổ sung thêm các địa phương có cùng tiêu chí và sẵn sàng triển khai. Sau giai đoạn thí điểm (đến năm 2025) sẽ triển khai đồng bộ trong cả nước.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV Academy, chuyên gia quốc tế về thương hiệu, truyền thông quảng bá trao đổi cách làm với các đại biểu 03 mảng nội dung chính gồm: Khung truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam rồi nước ngoài theo cách làm mới gồm 22 yếu tố chỉ số để truyền thông, cho động ngũ lãnh đạo và bộ phận triển khai truyền thông quảng bá của các địa phương; Hướng dẫn các địa phương cần làm gì, chuẩn bị điều kiện và xây dựng kế hoạch như thế nào để tổ chức truyền thông quảng bá hiệu quả theo thông lệ quốc tế; Tổ chức thực hành và thảo luận.
Quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc Quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc
Sau hơn 2 năm bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19, Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 10 (Vietfest Seoul 2022) sẽ được tổ chức vào ngày 4/9 tại quảng trường Qwanghwamun, thủ đô Seoul. Đây là hoạt động thường niên do Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức, dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Quảng bá văn hoá, ẩm thực Việt Nam tại Mông Cổ Quảng bá văn hoá, ẩm thực Việt Nam tại Mông Cổ
Ngày 17/9 tại thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp với Câu lạc bộ các nhà Ngoại giao nữ quốc tế (WDC) thuộc Bộ Ngoại giao Mông Cổ cùng các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Mông Cổ đồng tổ chức Hội chợ Từ thiện quốc tế thường niên nhằm quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật tại các cơ sở, trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội.

Thái Thịnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dia-phuong-lam-hat-nhan-xay-dung-truyen-thong-hinh-anh-quoc-gia-175789.html

In bài viết