Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây

09:08 | 05/09/2022

Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt trú trọng quan tâm. Từ đó, những cánh rừng nơi đại ngàn biên giới luôn được chăm sóc, bảo vệ, mang đến màu xanh
Phủ xanh đất trống, giúp người dân thoát nghèo, giữ vững biên cương Phủ xanh đất trống, giúp người dân thoát nghèo, giữ vững biên cương
Dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp. Quân và dân khu vực biên giới các tỉnh luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm phòng, chống dịch để giữ vững “vùng xanh” trong điều kiện "bình thường mới", với chủ trương thích ứng linh hoạt, nhân dân tiếp tục lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
Bảo vệ đàn voi rừng hoang dã xuất hiện ở vùng biên giới Gia Lai Bảo vệ đàn voi rừng hoang dã xuất hiện ở vùng biên giới Gia Lai
UBND xã Ia Mơ, H.Chư Prông (Gia Lai) ngày 20/6 cho biết vừa thông báo đến người dân và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, nhằm bảo vệ đàn voi rừng mới xuất hiện ở dọc đường biên thuộc địa phận xã này với Campuchia.

Hiện nay, Huyện Mường Nhé có diện tích tự nhiên trên 156.908ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện lớn 125.797ha (chiếm tỉ lệ 80,17% so với diện tích tự nhiên của huyện), diện tích đất có rừng là hơn 83.000ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 53,21%. Không chỉ là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất toàn tỉnh, một điều khác biệt giữa huyện Mường Nhé với các địa phương khác là toàn bộ diện tích rừng ở đây đều là rừng phòng hộ xung yếu, cần bảo vệ nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, nhiều năm qua, Mường Nhé luôn là điểm nóng của tình trạng phá rừng. Cái khó của việc ngăn chặn tình trạng phá rừng ở huyện Mường Nhé được xác định chủ yếu là do áp lực dân di cư tự do quá lớn.

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, huyện Mường Nhé đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, việc chấp hành các chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Ðặc biệt, tập trung chỉ đạo quyết liệt, vận động nhân dân, huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia trồng rừng.

Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây
Ông Thào A Dế, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Nhé nói chuyện với người dân về hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Ảnh CTV

Xác định trồng và phát triển rừng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là biện pháp giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững. Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, chấp hành các chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật Nhà nước về thực hiện trồng và bảo vệ rừng. Ðặc biệt, huyện đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, mọi nguồn lực đầu tư, nhất là nhân dân tham gia trồng rừng.

Cùng với đó, huyện thực hiện giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư để tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng là: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng đã tạo điều kiện để huyện phân cấp quản lý và bảo vệ rừng chặt chẽ hơn.

Huyện cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và công tác khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, chỉ đạo nhân dân thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện tăng lên hàng năm, diện tích rừng tự nhiên được quản lý bảo vệ tốt, đã làm thay đổi nhận thức của người dân nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác tuần tra, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần làm thay đổi phương thức, tập quán canh tác nương rẫy của người dân.

Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây
Những buổi đi xác định và giao rừng cho người dân bảo vệ, chăm sóc. Ảnh CTV

Ông Nguyễn Đình Cương, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé, cho biết: Những năm trước đây, huyện Mường Nhé là một trong những địa bàn trọng điểm của tình trạng phá rừng làm nương rẫy, một phần bà con ở đây đều là người DTTS tập quán canh tác của người dân là luân canh, một phần do áp lực phá rừng từ người dân di cư tự do đến Mường Nhé, cuộc sống nương rẫy bấp bênh, phải dựa nhiều vào rừng để mưu sinh.

Bởi vậy, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng cho người dân là rất quan trọng. Cán bộ Kiểm lâm Mường Nhé không ngại khó khăn, kiên trì vận động từng cán bộ đảng viên, Người có uy tín tại cơ sở để họ có tiếng nói và trách nhiệm với cộng đồng dân tộc mình. Những năm trở lại đây, nhờ có chính sách chi trả DVMTR và sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp, số vụ vi phạm lâm luật có xu hướng giảm mạnh.

Giữ vững mùa xanh những cánh rừng nơi cực Tây
Công tác tuần tra, bảo vệ rừng luôn được lực lượng chức năng cùng người dân thực hiện thường xuyên. Ảnh CTV

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp được lực lượng kiểm lâm chú trọng thực hiện để giữ vững và tăng diện tích rừng là làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã xây dựng 11 phương án phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã; 92 phương án phòng cháy chữa cháy rừng của chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tổ chức. Kịp thời củng cố, kiện toàn các ban chỉ huy, tổ đội quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Đến nay, toàn huyện có 95 tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng với 1.131 thành viên, tích cực theo dõi, rà soát các điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

Có thể nói, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp theo hướng bền vững, giúp những cánh rừng ở Mường Nhé được bảo vệ và hồi sinh./.

Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương
Là huyện nghèo biên giới, trong những năm qua bên cạnh phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Nậm Pồ (Điện Biên) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Hà Giang trồng 10.000 cây xanh trên các tuyến du lịch vùng biên Hà Giang trồng 10.000 cây xanh trên các tuyến du lịch vùng biên
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang triển khai dự án “Hành trình biên cương Xanh” từ nay đến hết năm 2026 với nhiều hoạt động du lịch trên các cung đường, điểm dừng chân nổi bật; trồng 10.000 cây xanh trên các tuyến du lịch vùng biên, phát triển môi trường hoạt động kinh doanh du lịch văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giu-vung-mua-xanh-nhung-canh-rung-noi-cuc-tay-174878.html

In bài viết