Người dân cần lưu ý điều gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

07:52 | 02/06/2022

Trước lo ngại về tình hình bệnh sốt xuất huyết đang tăng cao tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, các chuyên gia khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và đặc biệt cần có biện pháp phòng chống kịp thời với loại bệnh truyền nhiễm này.
Nhiều tỉnh, thành phía Nam liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao Nhiều tỉnh, thành phía Nam liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao
Phát hiện mới trong phòng, chống sốt xuất huyết Phát hiện mới trong phòng, chống sốt xuất huyết
Bệnh nhi điều trị SHX

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết.

Dù là bệnh lưu hành quanh năm nhưng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, cứ đến mùa mưa bệnh sốt xuất huyết lại có xu hướng tăng mạnh.

Hiện khu vực phía Nam đang là thời điểm giao mùa, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh này đang lây lan rộng tại nhiều khu vực.

Sau đây là một số nội dung người dân cần lưu ý để phòng bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế:

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:

- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Mắc màn khi ngủ, bôi kem thoa xua muỗi, mặc đồ dài tay phòng muỗi đốt.

- Trồng một số loại cây trong nhà vừa trang trí, vừa tỏa hương làm muỗi sợ hãi như: cây đinh hương, cây hương thảo, hoa oải hương, ngũ bì gia...

- Có thể dùng hoa khô, bỏ vào các túi thơm, treo gần cửa, những nơi ẩm thấp ruồi, muỗi hay tập trung.

- Lắp đặt lưới chống muỗi.Việc lắp đặt lưới chống muỗi được cho là cần thiết khi có trẻ nhỏ trong nhà. Có thể lắp đặt ở các ô thoáng, cửa sổ và cửa ra vào.

- Dùng đèn bắt muỗi. Đèn sẽ tạo tia sáng UVA phát ra hơi nóng giống hơi người để dẫn dụ muỗi, rồi dùng quạt hút vào trong và giật chết chúng bằng lưới điện.

- Ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên để tăng cường đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

TPHCM: Số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tiếp tục tăng cao
Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

- Hạ sốt: Uống paracetamol, lau mát bằng nước ấm…

- Khuyến khích trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; tránh thức ăn, nước uống có màu đen, đỏ, nâu.

- Đến khám lại theo lời dặn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng.

- Chú ý: Không nên uống aspirin vì dễ gây xuất huyết. Không kiêng cữ ăn uống; không quấn trẻ bằng nhiều quần áo khi đang sốt cao.

- Phải đến bệnh viện cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu bệnh tiến triển nặng (dấu hiệu nguy hiểm) như sau: Trẻ hết sốt nhưng bứt rứt, lừ đừ, tay chân lạnh, vã mồ hôi; Người bệnh nôn nhiều, đau bụng; Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xem xét chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue sớm nhất.

TPHCM: Số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tiếp tục tăng cao
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân SXH tại nhà (theo HCDC)
Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng
Báo động bệnh tay chân miệng ở TP.HCM Báo động bệnh tay chân miệng ở TP.HCM

Mai Hương (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-dan-can-luu-y-dieu-gi-de-phong-tranh-benh-sot-xuat-huyet-169431.html

In bài viết