Nghêu Việt Nam được đón nhận tại thị trường châu Âu

20:07 | 28/04/2022

Tại Hội chợ thủy sản toàn cầu 2022 (Barcelona, Tây Ban Nha), 3 doanh nghiệp thủy sản đầu ngành của Việt Nam đã giới thiệu các sản phẩm nghêu sạch đạt chứng nhận bền vững MSC.
Doanh nghiệp Châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam Doanh nghiệp Châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam
Lô xoài Cát Chu đầu tiên của Việt Nam đến với người tiêu dùng châu Âu Lô xoài Cát Chu đầu tiên của Việt Nam đến với người tiêu dùng châu Âu

Gian hàng Nghêu Việt Nam, gồm các doanh nghiệp nghêu sạch từ tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, đã đón gần 100 nhà nhập khẩu, phân phối chỉ trong 2 ngày trưng bày đầu tiên. Nhiều thoả thuận mua bán đã được thống nhất ngay tại gian triển lãm là một tín hiệu đáng mừng cho nghêu Việt sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu do đại dịch COVID-19.

Toàn cảnh gian hàng Nghêu Việt Nam của Dự án SCBV
Toàn cảnh gian hàng Nghêu Việt Nam của dự án SCBV. Ảnh: Oxfam

Một số nhà mua hàng châu Âu đã chia sẻ: “20 năm nay chúng tôi đều phải mua sản phẩm nghêu của các bạn qua công ty trung gian khác. Thật may mắn là hôm nay chúng tôi đã biết đến các bạn và được kết nối trực tiếp”.

Cán bộ dự án Tổ chức Oxfam và VCCI giới thiệu với khách hàng quốc tế về vùng nghêu MSC Việt Nam. Ảnh: Oxfam
Cán bộ dự án Tổ chức Oxfam và VCCI giới thiệu với khách hàng quốc tế về vùng nghêu MSC Việt Nam. Ảnh: Oxfam

Thông qua các trao đổi tại hội chợ, doanh nghiệp Việt đã nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chứng nhận MSC – quản lý tốt vùng khai thác thủy sản, không gây cạn kiệt, giữ đa dạng sinh thái, và bảo vệ môi trường.

Chứng nhận MSC cũng là lời khẳng định cho một chuỗi giá trị công bằng, bền vững, có trách nhiệm, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho nông dân trong chuỗi, đặc biệt là người nghèo.

MSC có giá trị như một tấm giấy thông hành cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tới các thị trường quốc tế khó tính như châu Âu.

Các thoả thuận thu mua thực hiện trực tiếp tại gian hàng. Ảnh: Oxfam
Các thoả thuận thu mua thực hiện trực tiếp tại gian hàng. Ảnh: Oxfam

Hoạt động trên nằm trong dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre ở Việt Nam” (SCBV) do Liên minh châu Âu tài trợ. Dự án góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua tạo điều kiện cho việc áp dụng và thực hành các tiêu chuẩn bền vững của các nhà sản xuất và chế biến nghêu và tre.

Đại diện Công ty Cổ phần Thuỷ sản Gò Đàng (GODACO) tiếp đón đoàn khách từ tập đoàn thu mua lớn đến từ Bồ Đào Nha
Đại diện Công ty Cổ phần Thuỷ sản Gò Đàng (GODACO) tiếp đón đoàn khách từ tập đoàn thu mua lớn đến từ Bồ Đào Nha. Ảnh: Oxfam

MSC giúp khẳng định với người tiêu dùng việc thủy sản đã được nuôi trồng theo phương pháp thực hành tốt và các sản phẩm thủy sản chế biến, phân phối, dự trữ có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Toàn bộ vùng nuôi nghêu của tỉnh Bến Tre từ năm 2009 đã được chứng nhận MSC của Hội đồng quản lý biển, cũng là ngành ngư nghiệp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đạt chứng nhận này. Vùng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang cũng đang trong quá trình đánh giá hoàn thiện cuối cùng để cấp chứng nhận MSC trong năm 2022.

Oxfam công bố gói hỗ trợ 1,3 tỷ đồng cho người lao động di cư gặp khó khăn tại TP.HCM Oxfam công bố gói hỗ trợ 1,3 tỷ đồng cho người lao động di cư gặp khó khăn tại TP.HCM
Oxfam tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ người dân Quảng Nam và Hà Tĩnh phục hồi sau bão lũ Oxfam tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ người dân Quảng Nam và Hà Tĩnh phục hồi sau bão lũ

Minh Thái

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngheu-viet-nam-duoc-don-nhan-tai-thi-truong-chau-au-167278.html

In bài viết