70% nhân viên nhiễm Covid, ông chủ khuyết tật vẫn quyết tâm vượt đại dịch thành công

16:07 | 02/04/2022

Phan Minh Quý (Sinh năm 1990) bị khuyết tật vận động, từ một người mang hồ sơ đi xin việc hơn chục công ty không ai nhận, nay làm chủ xưởng may, tạo công việc cho hàng chục công nhân.
Hoàn thành chặng đầu tiên mùa giải xe đạp truyền hình Bình Dương (BTV) lần thứ XI Hoàn thành chặng đầu tiên mùa giải xe đạp truyền hình Bình Dương (BTV) lần thứ XI
Lãnh đạo Tân Hiệp Phát làm gương cho nhân viên Lãnh đạo Tân Hiệp Phát làm gương cho nhân viên

Sinh ra vốn bình thường nhưng khi 3 tháng tuổi, một cơn sốt kéo dài khiến tay chân của Quý không thể cử động bình thường. Mặc dù gia đình đã chạy chữa rất nhiều nơi nhưng đều không có kết quả khả quan cho nên suốt 10 năm đầu đời, anh phải di chuyển bằng cách bò.

70% nhân viên nhiễm Covid, ông chủ khuyết tật vẫn quyết tâm vượt đại dịch thành công
Anh Phan Minh Quý trực tiếp hướng dẫn cho công nhân tại xưởng may đặc biệt của mình.

Ở tuổi lên 10, Phan Minh Quý được phẫu thuật, tập vật lý trị liệu. Trải qua thời gian dài luyện tập, đến năm 12 tuổi Quý có thể đi lại được. Với nghị lực vươn lên, ý chí tập luyện đã giúp cho chàng trai "chỉ một cơn gió cũng có thể làm ngã" ngày nào đã cố gắng tập luyện để có thể đi học.

Năm 19 tuổi, Quý bỏ dở việc học và trốn gia đình đi tìm việc làm tuy nhiên không có kết quả. Cảm giác, hụt hẫng, cô độc đi kèm thất vọng bủa vây chàng trai trẻ khi bị các công ty, xí nghiệp từ chối nhận vào làm.

Trở về quê, sau nhiều đêm suy nghĩ về bản thân, hoàn cảnh gia đình, anh quyết học nghề may để phù hợp thể trạng, sau đó tiếp tục xin đi làm dù không được trả công cao như những người khỏe mạnh bình thường khác.

70% nhân viên nhiễm Covid, ông chủ khuyết tật vẫn quyết tâm vượt đại dịch thành công

Cũng chính từ những khó khăn, rào cản, vấp ngã ngày qua ngày đã hun đúc nên ước mơ cháy bỏng mở xưởng may của Quý.

Năm 2020, Phan Minh Quý dốc hết tất cả số tiền tiết kiệm có được cộng với việc đi vay thêm để mở xưởng may. Mặc dù quyết định xưởng may được mở ra trong bối cảnh dịch bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn có thời điểm tới 70% nhân viên bị nhiễm covid và bản thân anh cũng bị, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, anh Quý đã đưa xưởng đi vào hoạt động ổn định, tạo được việc làm cho người dân địa phương, trong đó có cả những người khuyết tật. Họ được đào tạo nghề miễn phí, được tuyển dụng với mức thu nhập ổn định và hơn tất thảy là được trang bị sự tự tin sẵn sàng hòa nhập cộng đồng.

70% nhân viên nhiễm Covid, ông chủ khuyết tật vẫn quyết tâm vượt đại dịch thành công

Hiện tại xưởng của anh Quý có 8 công nhân, liên kết với 9 xưởng may khác để gia công, sản xuất.

Khâm phục trước câu chuyện của Phan Minh Quý, chương trình Nối trọn yêu thương cùng nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gửi tặng đến Quý một món quà với niềm tin giúp cho xưởng may của anh ngày càng phát triển, dìu dắt được nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

“Tôi muốn tạo công ăn việc làm cho những người lao động ở thôn quê và mong muốn cho họ có một môi trường làm việc tốt, ổn định để hòa nhập với cuộc sống” - đó là những lời tâm sự rất nhân văn của Phan Minh Quý trong chương trình Nối trọn yêu thương phát sóng trên kênh VTV1.

70% nhân viên nhiễm Covid, ông chủ khuyết tật vẫn quyết tâm vượt đại dịch thành công
Cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa giữa chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và chàng trai Phan Minh Quý.

Là một thành viên đặc biệt, đồng hành cùng chương trình từ những ngày đầu tiên, chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ: “Tôi rất thích tư duy của Quý, nó giống với tư duy của Tân Hiệp Phát, nếu bạn quyết tâm và liên tục cố gắng không bỏ cuộc thì kết quả sẽ đến với bạn. Tôi tin rằng những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho Quý có thể truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, nhân viên mỗi khi gặp khó khăn, thách thức”.

“Ngoại Thủy” - Người viết nên câu chuyện về bà tiên của những trẻ em nghèo “Ngoại Thủy” - Người viết nên câu chuyện về bà tiên của những trẻ em nghèo
Khi trời bắt đầu sẩm tối cũng là lúc những đứa trẻ í ới gọi nhau đến lớp học của “ngoại Thủy”. Cứ thế đều đặn lớp học sáng đèn ba buổi tối trong tuần.
Những nét chữ được viết từ đôi chân của cô gái không có hai tay Những nét chữ được viết từ đôi chân của cô gái không có hai tay
Dù sinh ra không có hai tay nhưng với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, cô gái 23 tuổi Lê Thị Thắm chỉ cao 1m30 và nặng 27kg đã khổ luyện, tự làm mọi việc bằng chính đôi chân của mình.
Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân
Liên yếu lắm, hàng ngày Liên tập tễnh đi lại trên chiếc nạng gỗ, lúc bấy giờ mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị. Chính nghị lực và niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp cô gái bị cưa một chân vượt qua giới hạn của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/70-nhan-vien-nhiem-covid-ong-chu-khuyet-tat-van-quyet-tam-vuot-dai-dich-thanh-cong-165844.html

In bài viết