Học sinh một số tỉnh, thành đi học trực tiếp trở lại

11:06 | 04/01/2022

Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022, nhiều tỉnh, thành bắt đầu cho học sinh đi học trở lại trực tiếp tại trường như Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng... tùy theo cấp độ dịch bệnh ở địa phương.
Tháo gỡ khó khăn cho học sinh nghèo học tập trực tuyến Tháo gỡ khó khăn cho học sinh nghèo học tập trực tuyến
Hà Nội đổi lịch, chỉ học sinh lớp 12 đi học trực tiếp từ 6/12 Hà Nội đổi lịch, chỉ học sinh lớp 12 đi học trực tiếp từ 6/12
Học sinh một số tỉnh, thành đi học trực tiếp trở lại
Việc tổ chức dạy học trực tiếp phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa đề nghị các phòng GD&ĐT, các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường THCS, THPT, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến.

Đối với các địa bàn xã, phường, thị trấn có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 thì cho học sinh lớp 12 trở lại trường học trực tiếp. Tương tự, đối với 18 huyện, thị xã, nếu có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 thì cho học sinh lớp 9 tiếp tục đến trường học trực tiếp.

Như vậy, quận Đống Đa (từ cấp độ 3 về cấp độ 2) đủ điều kiện cho học sinh lớp 12 đi học trực tiếp. Ngược lại, học sinh lớp 12 (tại quận Thanh Xuân) và học sinh lớp 9, lớp 12 (tại huyện Thanh Trì, Gia Lâm) chuyển học trực tuyến hoàn toàn từ hôm nay, 4/1.

TP.HCM, học sinh các khối lớp 7,8,9,10,11,12 học trực tiếp từ 4/1. Riêng xã đảo Thạnh An, Cần Giờ, học sinh tất cả cả khối đều được tới trường.

Để chuẩn bị cho việc học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường, Sở GD&ĐT TP.HCM đã yêu cầu các trường khi tổ chức dạy học trực tiếp phải bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục.

Ở một số tỉnh thành khác như Tiền Giang, học sinh khối 9 và 12 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã trở lại trường học từ 3/1. Riêng huyện Tân Phú Đông, học sinh khối 9, 10 và 12 đã trở lại trường học trực tiếp. Các khối lớp còn lại tổ chức dạy học trực tuyến.

Tại Đồng Nai, UBND TP. Biên Hòa cho phép học sinh lớp 9 tại 2 trường THCS Thống Nhất và THCS Nguyễn Văn Trỗi đã đi học lại từ 3/1. Tới ngày 10/1, cho các khối còn lại tại 2 trường này đến trường.

Cũng từ 10/1, học sinh khối 12 các trường THPT, khối 9 các trường THCS, khối 5 trường tiểu học và lớp lá các trường mầm non trên địa bàn TP. Biên Hòa được đi học lại. Đến 17/1, học sinh các trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non đến trường học bình thường.

Sóc Trăng, tỉnh này dự kiến mở rộng việc học trực tiếp với cấp THCS từ ngày 10/1. Cấp tiểu học và mầm non học trực tiếp từ ngày 14/2/2022. Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cũng đã đưa ra nhiều phương án tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương theo từng mức độ nguy cơ của xã, phường, thị trấn.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu, học sinh các khối lớp 12 và lớp 9 vẫn đến trường từ 10/1. Từ 17/1, sẽ tổ chức dạy và học trực tiếp tại trường cho học sinh khối lớp 10 và khối lớp 6. Dự kiến đến 14/2 thì toàn thể học sinh cấp THCS và cấp THPT đều được đi học trực tiếp.

Tuy nhiên, do việc tiêm vaccine cho các em khối lớp 6 còn chưa thực hiện được nên Sở GD&ĐT đã có văn bản điều chỉnh việc đến trường học trực tiếp của khối lớp này, tạm dừng cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Bình Phước cũng tổ chức dạy học trực tiếp trở lại cho học sinh khối lớp 11 và 12 thuộc địa bàn có dịch COVID-19 cấp độ 1, 2. Từ 10/1, học sinh khối lớp 7, 8, 9 và lớp 10 thuộc địa bàn cấp độ dịch 1 và 2 học trực tiếp. Từ 15/1, căn cứ vào kết quả đánh giá việc tổ chức dạy học trực tiếp và tình hình diễn biến cụ thể của dịch COVID-19, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp cùng Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định mở rộng đối tượng tổ chức dạy học trực tiếp cho các khối lớp còn lại.

Mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú nâng bước học sinh nghèo đến trường Mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú nâng bước học sinh nghèo đến trường
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục ở những vùng khó khăn đã có những bước phát triển đáng kể. Một trong những sự quan tâm đó là chính sách hỗ trợ mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Mô hình không chỉ nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần mà còn giúp cho chất lượng giáo dục ở huyện nghèo vùng biên – Mường Nhé (Điện Biên) ngày càng được cải thiện.
Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022 Dự kiến có hơn 6 vạn học sinh, sinh viên được tư vấn hướng nghiệp trong năm 2022
Công tác hướng nghiệp đặc biệt quan trọng khi giúp các em học sinh, sinh viên xác định được đúng nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai. Chỉ với một cú nhấp chuột trên công cụ tìm kiếm Google từ “Hướng nghiệp”, trong vòng 0,38 giây ta sẽ nhận được 1,45 tỷ kết quả. Điều đó đã nói lên sự cần thiết của công tác hướng nghiệp.
Học sinh lớp 1 tại Đà Nẵng hân hoan tới trường Học sinh lớp 1 tại Đà Nẵng hân hoan tới trường
Trong ngày đầu tới lớp học trực tiếp, ngoài đo thân nhiệt, học sinh lớp 1 còn được giáo viên hướng dẫn kĩ càng về các quy định trong phòng dịch.

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoc-sinh-mot-so-tinh-thanh-di-hoc-truc-tiep-tro-lai-160723.html

In bài viết