3 biện pháp trọng tâm phát triển kinh tế Việt - Mỹ thông qua Hội Hữu nghị hai nước hậu đại dịch

13:03 | 03/09/2021

Hội Việt - Mỹ sẽ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Cung cấp thông tin đầy đủ - kịp thời về tình hình, triển vọng đầu tư và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển các chương trình hợp tác cụ thể bằng việc ký kết chương trình thỏa thuận và kiến tạo các mối quan hệ qua hội viên liên kết, cùng nhau đưa sản phẩm, hàng hóa Việt tới bạn bè Mỹ nhiều hơn; Tăng cường kết nạp thêm các hội viên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào mạng lưới của hội để để có lực lượng đối ứng để phát triển kinh tế Việt - Mỹ hậu đại dịch.
Phát triển sâu rộng quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ trong “thời kỳ chiến lược phát triển mới” của đất nước Phát triển sâu rộng quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ trong “thời kỳ chiến lược phát triển mới” của đất nước
Giao lưu Việt - Mỹ thúc đẩy cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Giao lưu Việt - Mỹ thúc đẩy cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Thương mại – Điểm sáng trong quan hệ Việt–Mỹ

Theo ông Nguyễn Hải Giang - Tổng Biên tập Tạp chí Việt Mỹ, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu và thế kỷ số, công nghệ số với những thay đổi vượt bậc, quan hệ Việt Mỹ nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng cũng có những bước chuyển mình tất yếu. Kinh tế thương mại không chỉ là mục tiêu hướng tới của hai bên mà nó còn trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ bang giao giữa hai đất nước.

Xác định được nhân tố then chốt của đối ngoại nhân dân trong giai đoạn phát triển này, Đảng và nhà nước ta đã xác định, doanh nghiệp hai nước chính là lực lượng tuyến đầu. Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến năm 2000 kim ngạch thương mại Việt- Mỹ chỉ tăng từ 450 triệu USD lên 1,09 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2020, đây là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vượt qua mốc 90 tỷ USD và cùng hướng tới con số 100 tỷ USD vào năm 2021.

Hội Việt - Mỹ và Hội đồng Doanh nhân Việt - Mỹ ký kết Ý định thư Hợp tác và Biên bản ghi nhớ
Hội Việt - Mỹ và Hội đồng Doanh nhân Việt - Mỹ ký kết Ý định thư Hợp tác và Biên bản ghi nhớ

Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vàViệt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ.

Vượt lên những khó khăn của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong các quý đầu năm 2021 vẫn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục và có xu hướng duy trì trong cả năm. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong Quý I/2021 với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), Việt Nam đang gia tăng vị thế là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực ASEAN cho Mỹ. Từ một nước thành viên ASEAN có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ thuộc loại ít nhất, Việt Nam nay đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu ASEAN vào Mỹ; không chỉ tăng về khối lượng, hàng hóa chất lượng và giá trị gia tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn.

Chú trọng kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhận thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự hợp tác kinh tế và phát triển của quan hệ Việt- Mỹ, Hội Việt - Mỹ đã chú trọng và đẩy mạnh các hoạt động liên quan. Lấy đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trung tâm, câu lạc bộ Doanh nghiệp làm đầu mối, các mối giao lưu với tổ chức Hội đồng kinh doanh Việt-Mỹ (VABC) (ở bờ Đông Mỹ), với Mạng lưới Phát triển công nghệ thông tin (VIDG) (ở bờ Tây Mỹ) đã được thiết lập và đã có các hoạt động hữu ích.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tổ chức Tọa đàm “Kinh doanh Việt Nam – Mỹ: Chương trình giới thiệu cơ hội đầu tư vào Hạt Rockinghamm, Virginia, Mỹ” (2019), Tọa đàm “Giao lưu và hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ” với sự tham gia, hỗ trợ của Công ty Phát triển CNTT Việt Nam (VIDG) (2020) nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các giới, ngành, doanh nghiệp, tổ chức của nhân dân hai nước.

Do tính chất hai chiều của mọi tiến trình hợp tác, Hội đã chú trọng việc mở rộng mạng lưới hội viên của phía Việt Nam để có lực lượng đối ứng với bên Mỹ. Hội đã kết nạp số lượng đáng kể hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thuộc các ngành nghề khác nhau như Du lịch (Hiệp hội Hà Nội), may mặc (May 10), xây dựng, nông nghiệp (cà phê)…

Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa các công ty, doanh nghiệp hai nước theo kênh của Hội đang vô cùng rộng mở. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đã đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu - EU (EVFTA), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), FTA Bắc Mỹ (NAFTA), FTA Australia – Mỹ (AUSFTA).

Việc tham gia các FTA cũng như các tổ chức Quốc tế khác mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại trên thế giới. Song song với đó, các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam, tích hợp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cho lao động Việt Nam, đồng thời mở ra một thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Ông Nguyễn Hải Giang, Tổng Biên tập Tạp chí Việt – Mỹ: Trước đây ngoại giao nhân dân thiên về nhiệm vụ chính trị gắn với vận mệnh độc lập tự do của dân tộc thì đến những năm đầu thế kỷ XXI, đối ngoại nhân dân nổi bật ở các hoạt động đối ngoại kinh tế, thương mại, doanh nghiệp, phát triển trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ảnh: Tạp chí Việt - Mỹ
Ông Nguyễn Hải Giang, Tổng Biên tập Tạp chí Việt – Mỹ: Trước đây ngoại giao nhân dân thiên về nhiệm vụ chính trị gắn với vận mệnh độc lập tự do của dân tộc thì đến những năm đầu thế kỷ XXI, đối ngoại nhân dân nổi bật ở các hoạt động đối ngoại kinh tế, thương mại, doanh nghiệp, phát triển trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ảnh: Tạp chí Việt - Mỹ

Theo ông Nguyễn Hải Giang - Tổng Biên tập Tạp chí Việt Mỹ (Hội Việt - Mỹ), Hội Việt – Mỹ với mạng lưới ngoại giao nhân dân sâu rộng là một trong những cầu nối hữu ích để các doanh nghiệp hai nước kết nối thông tin, mở rộng sản xuất và hội nhập. Chưa kể trong mối trương quốc tế phức tạp, đối tượng, đối tác đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác trên cơ sơ lợi ích thì đối ngoại nhân dân với các thế mạnh đặc thù mềm mại, linh hoạt có thể tiếp cận được rộng rãi các đối tượng, từ đó thiết lập được các mối quan hệ cá nhân với doanh nhân, chính giới, nhân sĩ…

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Hội Việt - Mỹ sẽ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Cung cấp thông tin đầy đủ - kịp thời về tình hình, triển vọng đầu tư và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển các chương trình hợp tác cụ thể bằng việc ký kết chương trình thỏa thuận và kiến tạo các mối quan hệ qua hội viên liên kết, cùng nhau đưa sản phẩm, hàng hóa Việt tới bạn bè Mỹ nhiều hơn; Tăng cường kết nạp thêm các hội viên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào mạng lưới của hội để để có lực lượng đối ứng.

Cùng với đó phối kết hợp với các đơn vị liên quan như Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, VCCI, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán, Thương vụ các nước tại Việt Nam … để tổ chức các sự kiện kết nối giữa doanh nghiệp hai nước bằng cả hình thức chính thức và trực tuyến để cùng hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, chia sẻ tầm nhìn, sáng kiến và giải pháp, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác xúc tiến thương mại, chủ động phát triển kinh doanh trong điều kiện thị trường có nhiều điều chỉnh mới do tác động của dịch COVID-19.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), Việt Nam hiện có khoảng 700.000 SME, chiếm khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, đóng góp trên 31% tổng số thu ngân sách nhà nước và thu hút hơn 5 triệu lao động. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP; 30% nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương, tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sôi động tạo nên những chuyển biến trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng chính là thành tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường cạnh tranh, khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghệ, tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Đóng góp của kiều bào trong công tác đối ngoại

Đóng góp của kiều bào trong công tác đối ngoại

Trong thời gian qua, cộng đồng kiều bào đã và đang có những đóng góp thiết thực trong chiến lược ngoại giao của đất nước.

Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại

Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại

Sáng 14/12, tại Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên về công tác đối ngoại triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Nguyễn Phương Nga đã trình bày tham luận "Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại". Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn tham luận này.

Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào

Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào

“Kiều bào Việt Nam là cộng đồng nắm rõ nhất về môi trường đầu tư bên ngoài và những diễn biến trên thế giới. Đây chính là kênh tham mưu, tư vấn chính sách có thể tham khảo để kiến tạo những cơ hội đầu tư mới trong tương lai”, Nguyên đại sứ, chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ Phạm Quang Vinh bật mí.

Thùy Dương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/3-bien-phap-trong-tam-phat-trien-kinh-te-viet-my-thong-qua-hoi-huu-nghi-hai-nuoc-hau-dai-dich-160293.html

In bài viết