Bộ Nội vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật

12:11 | 20/11/2021

Chương trình hành động của Bộ Nội vụ tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ.
Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: TTXVN

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ ban hành về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Bộ Nội vụ ban hành Chương trình hành động với mục tiêu đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời, tận dụng tối đa các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp tục tham mưu đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả.

Bộ tham mưu cho Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ và các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quản trị tiên tiến; cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, có hiệu quả và chất lượng ngày càng cao hướng tới cơ chế thị trường, thực hiện xã hội hóa ở những nơi có đủ điều kiện và thu hút mạnh mẽ các loại hình kinh tế tham gia. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước, phục vụ Nhân dân.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu việc xây dựng các quy định về chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý khi có điều kiện thực hiện.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ; đẩy mạnh công tác đối ngoại về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, đặc biệt là về công tác tôn giáo, tín ngưỡng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chính sách phát triển thanh niên, văn thư, lưu trữ, quản lý hội, quỹ và các tổ chức phi chính phủ. Thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Trong giai đoạn 2021- 2025, Bộ Nội vụ tập trung tham mưu, xây dựng và hoàn thiện thể chế bảo đảm tính khoa học, thống nhất, đồng bộ và liên thông với các quy định của Đảng; rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nhằm bổ sung, hoàn thiện và tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng giao nhiệm vụ gắn với quyền hạn và trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên trong thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện sai thẩm quyền, không bảo đảm hiệu lực, hiệu quả khi được phân cấp, ủy quyền. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ chú trọng đến công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể để kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống quan liêu, nhũng nhiễu, hách dịch, xa dân và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII gắn với việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thực chất theo Kết luận số 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị.

Bộ Nội vụ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ; làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Xây dựng và thực hiện phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, trọng dân, gần dân, hiểu dân, vì dân, bám sát thực tiễn, chịu khó học hỏi, nói đi đôi với làm. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

Hội thảo doanh nghiệp Séc-Việt thúc đẩy phát huy hiệu quả EVFTA Hội thảo doanh nghiệp Séc-Việt thúc đẩy phát huy hiệu quả EVFTA
Doanh nghiệp Séc cho biết vướng mắc hiện tại là vấn đề nâng cao chất lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Séc và EU, trong khi giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2021 Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2021
Từ tháng 11 này, nhiều chính sách mới sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ; chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 cho người lao động tại doanh nghiệp; quy định mới về tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo...
Nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội Việt Nam – Lào Nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội Việt Nam – Lào
Ngày 19/10, tại Trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã diễn ra Hội thảo trực tuyến Xây dựng Thỏa thuận trong hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (LĐPLXH) Lào.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-noi-vu-nang-cao-hieu-luc-hieu-qua-thuc-thi-phap-luat-157053.html

In bài viết