Giải pháp chăm lo đời sống người lao động khi doanh nghiệp FDI thực hiện "3 tại chỗ"

11:06 | 01/09/2021

Thực hiện phương án "3 tại chỗ" trong điều kiện dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã từng bước tìm ra giải pháp khắc phục được những khó khăn, đồng thời vẫn đảm bảo an sinh xã hội, tích cực chăm lo đời sống cho người lao động.
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất

Từ trước khi có dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã xây dựng phương án sản xuất tập trung, chú trọng đầu tư nhà ở tập thể, ký túc xá cho công nhân... Nhờ đó, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc thực hiện mô hình "3 tại chỗ" trở nên tương đối dễ dàng với cơ sở có sẵn, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, duy trì hiệu quả năng suất sản xuất.

Đặt tại huyện Châu Thành (Hậu Giang), Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam là một trong những điển hình tiêu biểu về việc áp dụng thành công mô hình "3 tại chỗ". Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, công ty đã chủ động tổ chức cho khoảng 1.100 công, nhân viên ăn, ở trong khu ký túc xá để đảm bảo vận hành trơn tru các công đoạn sản xuất.

Khu ký túc xá của công ty có sức chưa lên tới 1.500 người, được trang bị đầy đủ tiện nghi với nhiều hạng mục phụ trợ phục vụ cho nhu cầu làm việc, vui chơi, giải trí như sân bóng đá, phòng tập gym, hội trường, nhà ăn, phòng đào tạo... miễn phí hoàn toàn cho nhân viên.

Chia sẻ với những khó khăn của người lao động, công ty đã tăng 20-30% so với mức lương cố định trong vòng 3 tháng cho toàn thể cán bộ, nhân viên lao động theo phương án "3 tại chỗ". Nhân viên được phát phiếu mua hàng miễn phí tại siêu thị mini trong khu ký túc xá, người nào sử dụng xe gắn máy có thể đến trạm xăng trong công ty để đổ xăng và ăn uống miễn phí 3 lần/ngày.

Doanh nghiệp FDI tích cực chăm lo đời sống người lao động khi thực hiện "3 tại chỗ"
Khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân viên Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (Ảnh: CAND)

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, công ty cũng liên tục cấp phát khẩu trang y tế, nước sát khuẩn... miễn phí. Toàn bộ công nhân của công ty đã được tiêm vaccine mũi 1 và thực hiện xét nghiệm nhanh 2 lần/tuần.

"Chúng tôi quan niệm, con người khoẻ thì công ty mới có thể "khoẻ" và vận hành tốt", Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam chia sẻ về giải pháp vận hành của doanh nghiệp.

Tương tự như công ty Lee & Man Việt Nam, Công ty TNHH Earth Corporation Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Bình Dương) với gần 200 công nhân nằm trong số những doanh nghiệp FDI áp dụng thành công phương án sản xuất tập trung, tích cực chăm lo cho đời sống người lao động.

Ông Wada Masaharu, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cho biết, Earth Corporation Việt Nam đã xây dựng phương án sản xuất tập trung từ tháng 6 và bắt đầu thực hiện "3 tại chỗ" từ ngày 19/6. Theo ông Masaharu, đến thời điểm này, công ty đã thành công trong thực hiện "mục tiêu kép", vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Sự đồng lòng từ ban lãnh đạo công ty đến người lao động là yếu tố then chốt làm nên thành công của doanh nghiệp FDI này. Bên cạnh đó, là việc công ty đã xây dựng được phương án phù hợp với tình hình thực tế của công ty và bối cảnh dịch bệnh; sự tuân thủ kỷ luật của công nhân; kịp thời thay đổi để thích ứng với bối cảnh.

Ông Masaharu nhấn mạnh nguyên tắc hàng đầu là phải đảm bảo kiểm soát được "đầu vào". Cụ thể, công nhân được test sàng lọc trước khi tham gia sản xuất tập trung. Những nhóm nhân viên có mối quan hệ có khả năng lây nhiễm cao, như có người nhà trong vùng dịch, nghỉ phép từ quê lên thì công ty yêu cầu cách ly tại nhà và trả lương đầy đủ.

Doanh nghiệp FDI tích cực chăm lo đời sống người lao động khi thực hiện "3 tại chỗ"
Khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân viên Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (Ảnh: Thanh niên)

Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho người lao động, doanh nghiệp đã lập hàng rào chắn an toàn với người từ bên ngoài. Các vật dụng cá nhân như quần áo, mùng mền… đều do doanh nghiệp cấp phát, người lao động không mang từ ngoài vào. Công nhân tuyệt đối không tiếp xúc với người bên ngoài. Tất cả việc kiểm tra, ký nhận chứng từ chuyển qua hình thức zalo, camera giám sát.

Để động viên, khích lệ người lao động tham gia sản xuất "3 tại chỗ", ngoài chế độ lương, tiền ngoài giờ đầy đủ, doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm cho mỗi người 5,5 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng cung cấp đầy đủ 4 bữa ăn mỗi ngày, cà phê, sữa, tạo điều kiện cho công nhân giải trí sau giờ làm việc, cuối tuần…

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp FDI không có cơ sở lưu trú cho công nhân sẽ không thể trụ vững trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phưc tạp. Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế chọn hình thức thuê khách sạn cho công nhân ở, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế mà không thể vận hành lâu dài vì chi phí quá cao sẽ gây khó trong việc ổn định giá đầu ra cho sản phẩm.

Dịch bệnh COVID-19 đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi sự đồng hành của cả doanh nghiệp FDI và người lao động. Những ví dụ trên chỉ ra rằng: Công tác chăm lo đời sống cả về vật chất và tinh thần cho đội ngũ công nhân, nhân viên, chuyên gia là giải pháp rất cần thiết, đặc biệt khi doanh nghiệp FDI áp dụng "3 tại chỗ".

Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI
Bình Dương đang từng bước hỗ trợ doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tạo được niềm tin lớn trong cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch
Phương án "3 tại chỗ'" đã được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng để giữ vững sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời cùng với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Bắc Ninh: Doanh nghiệp FDI kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất Bắc Ninh: Doanh nghiệp FDI kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất
Qua trao đổi với địa phương, cộng đồng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất trong giai đoạn bình thường mới.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giai-phap-cham-lo-doi-song-nguoi-lao-dong-khi-doanh-nghiep-fdi-thuc-hien-3-tai-cho-156792.html

In bài viết