Truyền thông Nga: Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

10:20 | 26/09/2021

Truyền thông Nga đánh giá cao vai trò, vị thế quốc tế cũng như những thành tựu nổi bật của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tới chương trình làm việc hiệu quả của Chủ tịch nước tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia: trao đổi thông tin quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa nhân dân hai nước Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia: trao đổi thông tin quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa nhân dân hai nước
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia đã tổ chức buổi gặp mặt Đại sứ Armenia tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Độc lập nước Cộng hòa Armenia.
Thành lập Liên hiệp Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu Thành lập Liên hiệp Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu
Với sự hỗ trợ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Brussel, Vương quốc Bỉ, Đại hội thành lập Liên hiệp Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu vừa diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Ngày 24/9, hãng thông tấn Infox đã đăng bài viết của chuyên gia phân tích chính trị quốc tế Grigory Trofimchuk thuộc Quỹ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” về vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế và những đóng góp cho Liên hợp quốc trên cương vị của một thành viên có trách nhiệm.

Với nhan đề “Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc," bài viết đánh giá cao vai trò, vị thế quốc tế cũng như những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời nhấn mạnh tới chương trình làm việc hiệu quả và tích cực của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Cụ thể, tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 với chủ đề “Cùng vững tin và tự cường-Hướng tới phục hồi sau COVID-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ Liên hợp quốc," Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đại dịch đã làm bộc lộ rõ hơn bao giờ hết những hạn chế và khiếm khuyết của quản trị toàn cầu và cho thấy bất bình đẳng vẫn tồn tại trên thế giới.

Để chiến thắng đại dịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất các giải pháp thiết thực như gỡ bỏ rào cản trong việc phân phối vaccine toàn cầu, trong đó ưu tiên các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp; thúc đẩy toàn diện hợp tác kinh tế thương mại để khôi phục kinh tế thế giới hậu đại dịch; đẩy nhanh chuyển đổi số; tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế...

Bài viết cũng đánh giá cao quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phát thải ít carbon và phát triển kinh tế xanh bền vững đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong bài phát biểu tại Phiên họp cấp cao Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về an ninh khí hậu.

Những điều này, theo tác giả Grigory Trofimchuk, đã được thể hiện rõ trong các hành động có trách nhiệm của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Một trong số đó là việc Chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề án trồng 1 tỷ cây xanh từ nay đến năm 2025, qua đó giúp hấp thụ khoảng 3% lượng khí thải độc hại.

Cũng trong bài viết, tác giả Grigory Trofimchuk còn khẳng định Việt Nam đã đưa ra những đề xuất mang tính đột phá tại Hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc.

Là quốc gia có thiên nhiên và khí hậu đặc biệt, cho phép canh tác quanh năm, cùng với những kinh nghiệm làm nông nghiệp hàng nghìn năm, Việt Nam biết cách phân bổ lao động trong kỷ nguyên lương thực mới.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên số với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ làm chủ công nghệ cao. Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam phát triển bền vững trước mọi bất ổn kinh tế và tài chính toàn cầu.

Về vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tác giả cho rằng Việt Nam đã đạt đến tầm cao mới, thể hiện rõ qua những đóng góp trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 khi thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, cũng như trong các hoạt động của ASEAN.

Việt Nam lắng nghe, có trách nhiệm với các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp EU Việt Nam lắng nghe, có trách nhiệm với các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp EU
Tiếp tục chương trình làm việc với Đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19, chiều ngày 9/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ các nước EU, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) và một số tập đoàn, doanh nghiệp của châu Âu tại Việt Nam.
Việt Nam có thêm nữ sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Việt Nam có thêm nữ sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh, sỹ quan quan sát viên quân sự tại UNMISS là nữ sỹ quan thứ 5 của Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hình thức cá nhân.
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Kaluga (Liên bang Nga) Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Kaluga (Liên bang Nga)
Ngày 17/8, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kaluga của Liên bang Nga. Tại buổi gặp, Thống đốc tỉnh Kaluga Vladislav Shapsha, hai bên đánh giá cao triển vọng hợp tác giữa hai nước; nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến, dự án hợp tác mới.

Quang Vinh/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/truyen-thong-nga-viet-nam-la-thanh-vien-co-trach-nhiem-cua-lien-hop-quoc-151845.html

In bài viết