Luật Cảnh sát biển: Vai trò cấp thiết bảo vệ Tổ Quốc

16:26 | 31/08/2021

Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, nhất là việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo, buôn lậu, cướp biển, vi phạm lãnh hải trong khai thác thủy sản, hải sản… và xu thế hội nhập quốc tế, Luật Cảnh sát Biển thực sự là công cụ sắc bén, cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát Biển thực thi pháp luật trên biển, góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Những quy định của Công ước luật Biển 1982 liên quan đến Luật cảnh sát Biển Những quy định của Công ước luật Biển 1982 liên quan đến Luật cảnh sát Biển
Để có cái nhìn đầy đủ nhất về sự ra đời, của Luật cảnh sát Biển, chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển, Thời đại xin giới thiệu loạt bài viết của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ người có nhiều năm hoạt động trong công tác trong lĩnh vực hoạch định, đàm phán phân định biên giới lãnh thổ trên bộ và trên biển cũng là người có nhiều đóng góp trong quá trình soạn thảo đạo luật này.
Cảnh sát biển Việt Nam phấn đấu ngang tầm nhiệm vụ Cảnh sát biển Việt Nam phấn đấu ngang tầm nhiệm vụ
Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển việt Nam cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; là một trong những lực lượng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng quan tâm đầu tư xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, đạt trình độ hiện đại vào năm 2030.

Với bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 đảo lớn nhỏ và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng lớn, nhiều năm qua, biển đảo đã mang lại nguồn lợi không nhỏ, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế nước ta.

Song, hoạt động ngày càng nhộn nhịp của các ngành kinh tế biển cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống mới phát sinh và tình hình vi phạm, tội phạm trên biển ngày một gia tăng đã kéo theo nhiều tác động bất lợi đến môi trường, tài nguyên, thiên nhiên biển, đặc biệt là nguy cơ bất ổn về an ninh, an toàn hàng hải.

Đồng thời, trước xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng; cạnh tranh, tranh chấp chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển ngày càng gia tăng, đặt ra thời cơ, thách thức, yêu cầu mới đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, thực thi pháp luật trên biển, nhất là khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhạy cảm, khó lường, các nguy cơ, thách thức về an ninh, an toàn trên biển ngày một rõ nét hơn, nghiêm trọng hơn...

Luật Cảnh sát biển: Vai trò cấp thiết bảo vệ Tổ Quốc
Lực lượng Cảnh sát Biển bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển, vùng trời Việt Nam

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường công tác trật tự, an ninh, an toàn, giữ vững chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc, nhằm khai thác các nguồn lợi từ biển.

Qua hơn 20 năm kể từ khi thành lập, chúng ta đã chủ động tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (năm 1982), ban hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Nhận xét về hai năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát Biển cho biết sau 2 năm triển khai thi hành Luật, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển.

Đặc biệt, với nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc là các quy định trong Luật về tổ chức, biên chế, phương tiện, trang bị… của lực lượng, yêu cầu xây dựng Cảnh sát Biển Việt Nam hiện đại theo hướng tinh, gọn, mạnh đã được triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuộc sống, trực tiếp đến với bà con ngư dân đánh bắt trên biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua những buổi tuyên truyền tập trung ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Lực lượng và các địa bàn từ cấp xã, phường, nhất là ở các địa phương ven biển. Từ đó, để người dân thêm hiểu biết về công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chung sức, chung lòng với Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tham gia hỗ trợ, phòng chống dịch tại TP.HCM Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tham gia hỗ trợ, phòng chống dịch tại TP.HCM
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức giao nhiệm vụ cho lực lượng quân y tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh.
Cảnh sát biển đẩy mạnh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp Cảnh sát biển đẩy mạnh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý, nắm chắc tình hình trên biển, kiểm tra, xác minh thông tin hành trình, phạm vi hoạt động của tàu cá, quyết tâm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển
Biện pháp công tác Cảnh sát biển trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một điểm mới và góp phần thực hiện có hiệu quả trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

TM

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/luat-canh-sat-bien-vai-tro-cap-thiet-bao-ve-to-quoc-149427.html

In bài viết