Ấn Độ cử nhóm tác chiến đến Biển Đông thực thi sứ mệnh quân sự

21:54 | 03/08/2021

Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo sẽ triển khai lực lượng đặc nhiệm gồm 4 tàu chiến tới biển Đông trong một nhiệm vụ kéo dài 2 tháng.
Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông bất chấp phản đối từ Trung Quốc Tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông bất chấp phản đối từ Trung Quốc

India Today hôm 2.8 đưa tin sứ mệnh mới của nhóm tác chiến Hạm đội miền Đông thuộc hải quân Ấn Độ là một phần của chính sách “Hướng Đông” của nước này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác quân sự, đối phó tham vọng của Trung Quốc đang mở rộng đến Ấn Độ Dương.

Các tàu của Ấn Độ sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận trong suốt hai tháng triển khai, bao gồm cuộc tập trận hải quân Malabar 2021 với Mỹ, Nhật Bản, Úc. 3 nước này với Ấn Độ là thành viên của nhóm Quad (Bộ tứ). Căn cứ vào kế hoạch, cuộc tập trận Malabar 2021 sẽ được tổ chức ở phía Tây Thái Bình Dương và nhằm gửi một thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nhóm tàu chiến này cũng sẽ tham gia các cuộc diễn tập song phương với hải quân các nước ven biển Đông.

Nhóm tác chiến của hải quân Ấn Độ lên đường đến Biển Đông HẢI QUÂN ẤN ĐỘ
Nhóm tác chiến của hải quân Ấn Độ lên đường đến Biển Đông HẢI QUÂN ẤN ĐỘ

Trong quá trình triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific), nhóm tàu của Ấn Độ sẽ diễn tập chung với các hải quân đối tác, bao gồm Việt Nam, Singapore (SIMBEX), Indonesia (Samudra Shakti) và Úc (AUS-INDEX).

Bên cạnh đó, nhóm tác chiến sẽ tham gia các cuộc diễn tập đa quốc gia MALABAR-21 bên cạnh lực lượng phòng thủ trên biển của Nhật Bản, hải quân Úc, Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.

Ấn Độ là một trong bốn nước tham gia Đối thoại an ninh bốn bên hay còn gọi là Tứ giác kim cương gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Sự xuất hiện của nhóm này khiến Trung Quốc tức giận vì cho rằng mục đích của Tứ giác kim cường là để kiềm chế và răn đe Bắc Kinh.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng vào giữa tháng 6 sau vụ đụng độ ở khu vực tranh chấp Galwan. Truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã ủ mưu từ trước khi dùng gậy gộc gắn đinh sắt tấn công binh sĩ Ấn Độ đang tuần tra không vũ trang.

Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức tiến vào Biển Đông Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức tiến vào Biển Đông
Theo ghi nhận, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2016 tàu chiến của Hải quân Đức hiện diện ở khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong bài phát biểu tại Singapore, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mỹ Lloyd Austin cho rằng những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở luật pháp quốc tế và sự không khoan nhượng của Bắc Kinh đã vượt ngoài vùng biển này.
Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và Biển Đông được xem là tượng trưng cho sự cạnh tranh ảnh hưởng rộng lớn hơn giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuấn Quỳnh ̣(TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/an-do-cu-nhom-tac-chien-den-bien-dong-thuc-thi-su-menh-quan-su-146687.html

In bài viết