Nam Định: Mùa này cá chẳng đầy khoang

09:34 | 14/07/2021

Dọc bờ biển chạy theo chiều dài đất nước có bao nhiêu làng chài, xóm chài, bãi chài? Chẳng ai đếm được, chỉ biết là rất nhiều.
Phú Yên: Vận động ngư dân chấp hành nghiêm pháp luật khi hành nghề trên biển Phú Yên: Vận động ngư dân chấp hành nghiêm pháp luật khi hành nghề trên biển
Ninh Thuận: Tăng cường giám sát tàu cá giúp ngư dân khai thác thủy sản hợp pháp Ninh Thuận: Tăng cường giám sát tàu cá giúp ngư dân khai thác thủy sản hợp pháp
Cà Mau: Ngư dân được "lộc trời ban" Cà Mau: Ngư dân được "lộc trời ban"

Không được đông vui, tấp nập, hùng hậu như ở những cảng cá lớn, ở đó, người của những làng chài, xóm chài, bãi chài chỉ sở hữu được những con thuyền nhỏ, do vậy họ chỉ có thể quăng tấm lưới mỏng ở vùng lộng (ven bờ), chẳng dám ra khơi xa. Cá tôm đánh bắt được do vậy cũng chỉ nho nhỏ, xinh xinh và chẳng mấy khi được đầy khoang.

Nhưng, như những ngư dân chia sẻ, sống gần biển, nhờ biển thì phải yêu biển, bám biển, yêu nắng, yêu gió, tự biết phải làm gì để đi qua những bão giông để sinh tồn…

Một số hình ảnh tại bãi chài nằm ven bờ biển Đông, thuộc địa bàn xã Hải Đông, Hải Hậu (Nam Định):

Bãi chài là một dải đất hẹp nằm giữa chân sóng và đê biển, thuộc địa bàn xã Hải Đông, Hải Hậu (Nam Định). Cả bãi chỉ có mươi con thuyền neo đậu. Chủ nhân của những con thuyền là những người dân xóm Nam Giang, xã Hải Đông, nằm ngay phía trong đê Quốc gia.

Theo những ngư dân ở bãi chài, những lá cờ Tổ quốc cắm trên mỗi con thuyền vừa để khẳng định chủ quyền trên biển, vừa có tác dụng như những "cột đèn tín hiệu giao thông trên biển", tránh sự va chạm.

Công đoạn quan trọng nhất mỗi khi thuyền về là gỡ lưới. Với ngư dân, lưới nặng thì vui, lưới nhẹ thì buồn. Những ngày hè tháng 7 này, không hiểu sao lưới "nhẹ" quá, cá tôm không nhiều, ngư dân do vậy kém vui. Họ cho hay, một trong những nguyên nhân khiến vùng lộng không còn nhiều cá tôm là do hậu quả của hành vi đánh bắt bằng giã cào, xung điện (có tính hủy diệt) của một số ngư dân đến từ các địa phương khác, trong khi việc ngăn chặn, xử lý của các cơ quan chức năng chưa thật hiệu quả.

Chai sần với nắng gió, bão giông.“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/Cả thân hình nồng thở vị xa xăm/Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”, những câu thơ trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh tuy kể về người làng chài quê ông ở Quảng Ngãi nhưng chẳng khác gì kể về những con người ở bãi chài Hải Đông (Hải Hậu-Nam Định) này.

Vợ chồng.

Cha con.

"Sống gần biển, nhờ biển thì phải yêu biển, bám biển, yêu nắng, yêu gió, tự biết phải làm gì để đi qua bão giông để sinh tồn", ông Nguyễn Văn Tiên (ảnh trên), người xóm Nam Giang, xã Hải Đông chia sẻ.

Cá khoai, một trong những sản vật biển cả dành tặng ngư dân địa phương. Hiện, chúng được bán với giá 90.000 đồng/kg.

Và, theo bà con, không bao giờ lo bị ế. Không phải đợi đầu mối thu mua, khách du lịch đã mua trước.

Sau một ngày lựa theo con nước dong thuyền ra biển, những ngư dân bãi chài vốn hầu hết theo đạo Công giáo lại trở về với xóm làng, xứ đạo của mình trong nội đồng. Bà con cho hay, họ không chỉ là ngư dân mà còn là nông dân, diêm dân vì ngoài con thuyền nhà nào cũng có thêm vài sào ruộng, vài sào đất muối. Không chỉ xã Hải Đông, cả huyện Hải Hậu quê họ đang chung sức xây dựng huyện Nông thôn mới kiểu mẫu sau khi đã đạt chuẩn huyện Nông thôn mới.

Sớm mai, họ lại ra khơi. Trước lúc khởi hành, thuyền buồm, máy móc cần phải được trơn tru.

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông
Ngày 4/5, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương để bày tỏ quan điểm phản đối khi Trung Quốc ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020.
“Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương (bài 2) “Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương (bài 2)
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là 3 tỉnh có số lượng tàu đánh bắt cá ngừ đại dương lớn nhất nước ta. Ngư dân đã có nhiều chương trình hợp tác sản xuất với doanh nghiệp, kể cả ký hợp đồng xây dựng những biên đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển, làm ăn theo chuỗi.
“Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương “Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương
Trên mỗi con tàu ra khơi, họ mang theo bao hy vọng và niềm tin. Vì mưu sinh, ngư dân phải “treo đầu ngọn sóng”. Phải chung sống với họ ở giữa biển trời bao la, mới thấu hiểu những gian nan, cơ cực của “binh đoàn” bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Duy Hưng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nam-dinh-mua-nay-ca-chang-day-khoang-144805.html

In bài viết