Tổng thống Putin dùng dầu khí để trừng phạt đối thủ của Nga như thế nào?

14:43 | 28/06/2021

Trong nhiều thập kỷ, khí tự nhiên vốn là hòn đá tảng trong quyền lực của ông Putin cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Tổng thống Putin khẳng định Nga không tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương Tổng thống Putin khẳng định Nga không tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương
'Điện Kremlin bay' - chuyên cơ mới của Tổng thống Nga đặc biệt thế nào? 'Điện Kremlin bay' - chuyên cơ mới của Tổng thống Nga đặc biệt thế nào?

Từ rất sớm, dầu lửa và khí đốt là công cụ lợi hại giúp chính trị gia Putin tập hợp quyền lực ở Nga và trừng phạt các đối thủ của nước này, gây ảnh hưởng và áp lực lên các nước láng giềng cũng như phương Tây.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2000, ông Putin bắt đầu giành quyền kiểm soát đối với ngành dầu khí Nga. Ông Putin đã cho quốc hữu hóa công ty dầu khí Gazprom, vốn từng được tư nhân hóa sau khi Liên Xô sụp đổ.

Tổng thống Putin dùng dầu khí để trừng phạt đối thủ của Nga như thế nào?
Tổng thống Putin. Nguồn: TTXVN

Các nghiên cứu hàn lâm chỉ ra rằng việc chính quyền thiết lập quyền kiểm soát đối với ngành dầu khí đóng góp vào việc củng cố quyền lực của người đứng đầu nhà nước ở Nga thời hậu Xô viết. Và quá trình này diễn ra song song với việc ông Putin có các biện pháp mạnh tay với phe đối lập trong nước.

Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin vào năm 2004, chính quyền của ông đã kiểm soát được đáng kể quá trình sản xuất dầu khí tại Nga - một trong các nước sản xuất và xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Tiền thu được từ việc bán dầu khí cho phép ông Putin triển khai các chính sách đối nội và thúc đẩy chi tiêu quốc phòng.

Thực tế, hoạt động bán dầu khí cũng giúp Putin gây được ảnh hưởng đặc biệt đối với các nước láng giềng phụ thuộc vào Nga về nguồn cung năng lượng. Chẳng hạn, vào năm 2006 và 2009, khi chính quyền Ukraine lựa chọn các chính sách thân phương Tây hơn và gây khó chịu cho điện Kremlin, Nga lập tức ngắt hoàn toàn nguồn cung khí gas cho Ukraine, cũng như ngừng hoạt động cung cấp khí đốt cho khu vực Trung Âu và Tây Âu, trong đó có Đức.

Nord Stream 2 là đường ống cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga sang châu Âu và có khả năng tránh các vấn đề như trên cho Tây Âu trong tương lai. Nhưng khi ấy, Tây Âu cũng ở vào thế phải chịu áp lực trực tiếp từ Nga tương tự như Ukraine đã phải chịu. Do vậy, dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 gây chia rẽ trong lòng châu Âu và các nước đồng minh NATO ngay cả khi dự án chưa hoàn thiện.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho hay, đường ống dẫn khí là một "vũ khí thực sự" chống lại Ukraine. Ở Kiev, người ta lo ngại rằng một khi Nga ngừng dựa vào Ukraine về việc trung chuyển khí đốt sang châu Âu, Tổng thống Nga Putin sẽ gây áp lực hơn nữa với chính phủ Ukraine về khu vực chiến sự Donbas.

Lợi ích kinh tế lớn từ dự án Nord Stream 2 sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh cho chính quyền Putin và các dự án chính trị của Nga ở Đông Âu và các nơi khác.

Và nếu được hoàn thành vào cuối năm 2021 đúng như kế hoạch, dự án Nord Stream 2 sẽ mang 55 tỷ mét khối khí hàng năm từ Nga tới Đức thông qua Biển Baltic và sau đó tới phần còn lại của châu Âu. Dự kiến việc này sẽ mang lại cho Nga thêm 3,2 tỷ USD mỗi năm.

Tổng thống Putin: 'Chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nào với Mỹ, nhưng họ thì ngược lại' Tổng thống Putin: 'Chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nào với Mỹ, nhưng họ thì ngược lại'
Tổng thống Putin bất ngờ 'xướng tên' loạt vũ khí độc đáo của Nga Tổng thống Putin bất ngờ 'xướng tên' loạt vũ khí độc đáo của Nga

Tổng hợp

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tong-thong-putin-dung-dau-khi-de-trung-phat-doi-thu-cua-nga-nhu-the-nao-143463.html

In bài viết