Phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật

20:50 | 29/05/2021

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật; suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông suốt, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.
Hà Nội: Người từ Đà Nẵng về chỉ ra ngoài khi thật cần thiết Hà Nội: Người từ Đà Nẵng về chỉ ra ngoài khi thật cần thiết
Đây là yêu cầu nằm trong công điện hỏa tốc của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đến các đơn vị, nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Cần Thơ khuyến cáo người dân không lan truyền thông tin sai sự thật về dịch bệnh Cần Thơ khuyến cáo người dân không lan truyền thông tin sai sự thật về dịch bệnh
Ngày 13/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cho biết, tất cả các ca F2 liên quan với ca F1 là cán bộ của một ngân hàng tại quận Ninh Kiều, trong đêm 12/5 đã có kết quả xét nghiệm khẳng định âm tính với SARS-CoV-2 và được tiến hành cách ly tại nhà theo quy định.

Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật; suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông suốt, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Đó là một trong các nội dung Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất.

Phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật

Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực mà ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã đạt được trong 5 năm (2016-2020) và 4 tháng đầu năm 2021, trong đó có nhiều kết quả nổi bật: Công tác xây dựng thể chế đạt kết quả tốt, tạo nền tảng pháp lý lâu dài cho tổ chức và hoạt động của ngành, nhất là trong các lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội. Công tác giảm nghèo là một điểm sáng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và nhân dân đánh giá cao, góp phần vào thành tựu chung của đất nước qua 35 năm đổi mới, đặc biệt trong 5 năm qua. Thị trường lao động tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng lên. Giáo dục nghề nghiệp bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong quản lý nhà nước;...

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế cần sớm được quan tâm chỉ đạo khắc phục và xử lý như: Thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ, hiện đại, kịp thời, thiếu tổng thể, liên thông. Năng suất lao động của Việt Nam tuy có tốc độ tăng nhanh nhưng vẫn thuộc nhóm thấp của châu Á. Tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, tốc độ cải thiện còn chậm, còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn; kết nối cung-cầu trong đào tạo nghề còn giới hạn; lĩnh vực xuất khẩu lao động, quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, tiêu cực...

Tiếp tục xây dựng ngành lao động, thương binh và xã hội đoàn kết, thống nhất, dân chủ và liêm chính

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Đảng, Nhà nước giao, đồng thời lưu ý một số tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ lớn sau đây:

Thực hiện nghiêm, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tiếp tục xây dựng ngành lao động, thương binh và xã hội đoàn kết, thống nhất, dân chủ và liêm chính. Chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm công khai, minh bạch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cá thể hóa trách nhiệm; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời khen thưởng, biểu dương kịp thời, đúng người, đúng việc.

Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết qua quá trình 35 năm đổi mới: Không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Đây là nhiệm vụ lớn mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phải cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đạt được của ngành; không thỏa mãn, không chủ quan, tự mãn; trên tinh thần kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển; tất cả suy nghĩ, hành động đều phải vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bám sát thực tiễn để không ngừng đổi mới, sáng tạo. Quán triệt tư tưởng phải tích cực, chủ động hơn nữa để vượt qua thách thức, khó khăn trong công việc, phát huy hơn nữa tính tự lực, tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể, đó chính là thể hiện tư tưởng tấn công.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật; suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông suốt, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Đối với những vấn đề phát sinh thì phải nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn và căn cứ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc gì đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục làm; việc gì chưa có hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Bảo đảm thượng tôn pháp luật; xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo đảm tính khả thi, sát thực tiễn. Chính sách của ngành là đến với người dân, vì vậy từng chính sách, từng thông điệp phải giản dị, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra, dễ đánh giá và phải lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Phải có chính sách, giải pháp phù hợp để khắc phục những thách thức, hệ quả của việc già hóa dân số, nhất là tăng cường khai thác, phát huy vai trò, tiềm lực của người cao tuổi; thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đối với người nghèo, người yếu thế.

Phép thử đầu tiên của thương hiệu Trump kể từ khi cựu tổng thống thất cử Phép thử đầu tiên của thương hiệu Trump kể từ khi cựu tổng thống thất cử
Sau thất bại của bố chồng, Lara Trump tỏ ra nghiêm túc cân nhắc tranh cử thượng nghị sĩ ở North Carolina.
Sự thật chuyện phạt nội quy học sinh của cô giáo dạy Văn 'hot' nhất Hà Nội Sự thật chuyện phạt nội quy học sinh của cô giáo dạy Văn 'hot' nhất Hà Nội
Mỗi lần vi phạm, học sinh sẽ phải nộp phạt 50.000 đồng vào quỹ của lớp. Khoản tiền quỹ này sẽ được cô giáo và các học trò sử dụng vào mục đích thiện nguyện, ủng hộ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn...
Những sự thật thú vị về Cerezo Osaka - Đội bóng mới của Văn Lâm Những sự thật thú vị về Cerezo Osaka - Đội bóng mới của Văn Lâm
Thủ thành Đặng Văn Lâm vừa đạt thỏa thuận chuyển tới CLB Cerezo Osaka (Nhật Bản) sau khi rời Muangthong United (Thái Lan). Với nhiều NHM bóng đá Việt Nam, Cerezo Osaka là cái tên "vừa lạ, vừa quen".

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phai-nghi-that-noi-that-lam-that-co-hieu-qua-that-nguoi-dan-duoc-thu-huong-that-140537.html

In bài viết