Việt Nam và vương quốc Anh cùng hành động chống "đại dịch" kháng kháng sinh

13:39 | 13/03/2021

Tình trạng kháng kháng sinh là một đại dịch tiềm ẩn và đang có xu hướng gia tăng với khoảng 700.000 người chết mỗi năm. Vì vậy, Chính phủ Anh và Chính phủ Việt Nam đã có những hành động cụ thể nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong việc giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.
Biến chủng COVID-19 ở Nam Phi có dấu hiệu kháng nhiều loại vaccine Biến chủng COVID-19 ở Nam Phi có dấu hiệu kháng nhiều loại vaccine
Cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Châu Á Cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Châu Á

Ngày 12/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Trường Sơn và Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward đã ký kết Biên bản ghi nhớ hỗ trợ và tăng cường hoạt động của Quỹ Fleming do Vương quốc Anh tài trợ trong lĩnh vực giải quyết tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam.

Việt Nam và vương quốc Anh cùng hành động chống
Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Trường Sơn và Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward ký kết Biên bản ghi nhớ tại buổi lễ. Ảnh: UK in Vietnam

Tình trạng kháng kháng sinh là một đại dịch tiềm ẩn và đang có xu hướng gia tăng. Ước tính có khoảng 700.000 người tử vong mỗi năm do nhiễm trùng bởi kháng kháng sinh và nếu xu hướng này tiếp tục, con số này có thể tăng lên 10 triệu ca mỗi năm vào 2050.

Khoảng ngân sách đầu tư trị giá 8,9 triệu bảng Anh do Vương quốc Anh tài trợ thông qua Quỹ Fleming sẽ hỗ trợ các chương trình tại Việt Nam như nâng cao chất lượng phòng thí nghiệm và giám sát tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ở cả lĩnh vực sức khỏe con người và động vật.

“COVID-19 cho thấy, các quốc gia cần phải chung tay để giải quyết các mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu”, ông Gareth Ward nói. “Tình trạng kháng kháng sinh là một đại dịch tiềm ẩn và đang có xu hướng gia tăng. Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 700.000 người chết mỗi năm do nhiễm trùng bởi kháng kháng sinh”.

Theo các chuyên gia y tế thì nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì con số tử vong có thể tăng lên 10 triệu ca mỗi năm vào 2050.

Quang cảnh buổi lễ ký kết. Ảnh: UK in Vietnam
Quang cảnh buổi lễ ký kết. Ảnh: UK in Vietnam

Phát biểu về cơ hội cho việc hợp tác này giữa Việt Nam và Anh quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cho biết, nhiều hoạt động kĩ thuật sẽ được triển khai trong giai đoạn sắp tới như chia sẻ thông tin, hỗ trợ kĩ thuật, xây dựng chính sách, tập huấn, đào tạo về kháng kháng sinh.

“Đây dấu mốc quan trọng trong việc thiết lập sự tin tưởng và hợp tác giữa hai bên và tạo điều kiện cho Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh (DHSC) và đơn vị quản lý Quỹ Fleming, có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao giám sát kháng kháng sinh, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa hai Bộ Y tế Việt Nam và Vương quốc Anh”, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Quỹ Fleming được quản lý bởi Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh hợp tác với Mott MacDonald, là đơn vị quản lý Quỹ Fleming đối với các khoản trợ cấp quốc gia và khu vực, và các chương trình học bổng nghiên cứu. Quỹ Fleming đầu tư vào việc giám sát tình trạng kháng kháng sinh để tạo dữ liệu về kháng thuốc và sử dung thuốc. Dữ liệu này sau đó có thể được chia sẻ để hỗ trợ việc chăm sóc bệnh nhân, cải thiện chính sách y tế và xây dựng một bức tranh về xu hướng kháng kháng sinh trên toàn cầu.

Khóa tập huấn “KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH”
Khóa tập huấn “KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH” do Quỹ Fleming tài trợ thông qua Tổ chức FHI 360 được tổ chức vào tháng 10/2020 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BVTW Huế

Quỹ Fleming hoạt động ở Việt Nam từ năm 2015 nhưng đã đầu tư gần 9 triệu bảng Anh vào năm 2019 để chỉ định cho tổ chức phi chính phủ FHI360 hỗ trợ 23 phòng thí nghiệm, cải thiện việc chia sẻ thông tin “Một sức khỏe” và hỗ trợ hệ thống giám sát chung “Một sức khỏe”.

Hoạt động này sẽ bổ trợ cho Chiến lược “Một sức khỏe” hiện có của Việt Nam, tập trung vào việc nâng cao năng lực dài hạn, sự sẵn sàng và phòng ngừa cho sức khỏe của con người, động vật và môi trường.

Kháng kháng sinh (Antimicrobial resistance - AMR) đã và đang nổi lên như một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc không đáp ứng với điều trị, dẫn đến bệnh kéo dài và nguy cơ tử vong cao hơn, việc phòng chống vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ của rất nhiều chuyên ngành: từ các khoa lâm sàng đến Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh và các cơ quan chức năng.

Lạm dụng và sử dụng sai kháng sinh là những yếu tố chủ chốt gây tình trạng kháng kháng sinh
Việt Nam là một trong những nước có tình trạng lạm dụng và sử dụng sai kháng sinh cao nhất ở châu Á. Ảnh minh họa

Giảm nguy cơ kháng thuốc ở Việt Nam là rất quan trọng, vì nghiên cứu cho thấy rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh cao nhất tại châu Á. Kháng thuốc phần lớn là do việc lạm dụng kháng sinh trong lĩnh vực chăm sóc y tế và trồng trọt, và vì kháng sinh là cơ sở cho hầu hết các hoạt động chăm sóc y tế, nên tình trạng kháng thuốc sẽ gây nguy hiểm cho tính hiệu quả của nền y học hiện đại.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn sống sót sau khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh mà thông thường sẽ tiêu diệt chúng. Để quản lý mối đe dọa đang ngày càng tăng cao này, cần có những thay đổi cơ bản trong cách tiêu thụ và sản xuất thuốc kháng sinh. Dữ liệu tốt hơn cũng cần thiết để hiểu cách phát triển của kháng thuốc và cách sử dụng thuốc.

Giải mã tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới Giải mã tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới
TĐO-Nghiên cứu mới nhất đưa ra con số 91% thuốc kháng sinh ở nông thôn và 88% thuốc kháng sinh ở thành thị tại Việt Nam. Con số trên biết nói và nó phản ánh rất trung thực cách sử dụng thuốc của người Việt.
Báo động: Nhiều kháng sinh thế hệ 1, 2 đã không còn tác dụng đặc hiệu Báo động: Nhiều kháng sinh thế hệ 1, 2 đã không còn tác dụng đặc hiệu
Đây là thông tin đáng báo động được các chuyên gia cảnh báo tại lễ mít tinh Tuần lễ truyền thông toàn cầu phòng chống kháng thuốc kháng sinh, diễn ra sáng 13/11 tại Vĩnh Phúc.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-va-vuong-quoc-anh-cung-hanh-dong-chong-dai-dich-khang-khang-sinh-133501.html

In bài viết