Thủ tướng Armenia chê tên lửa Iskander, chuyên gia Nga lập tức phản bác

06:48 | 08/03/2021

Ông Mikhail Khodarenok nhận định, trong trường hợp các chính trị gia hoặc nguyên thủ quốc gia đưa ra thông cáo công khai, thì họ cần đưa ra những sự thật không thể chối cãi và thông số dữ liệu để chứng thực.
Mỹ cân nhắc thiết lập hệ thống tên lửa ứng phó Trung Quốc Mỹ cân nhắc thiết lập hệ thống tên lửa ứng phó Trung Quốc
Động thái của Mỹ khiến Nga lập tức đưa ra cảnh báo sắc lạnh “đừng đùa với lửa” Động thái của Mỹ khiến Nga lập tức đưa ra cảnh báo sắc lạnh “đừng đùa với lửa”

Vừa qua, trong buổi phỏng vấn hôm 24/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã bày tỏ nghi ngờ về tính năng của hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander trong cuộc xung đột với Azerbaijan hồi năm ngoái.

“Trong cuộc xung đột lãnh thổ xảy ra mùa thu 2020, hệ thống tên lửa Iskander do Nga sản xuất được sử dụng bởi quân đội Armenia không phát nổ, hoặc chỉ có 10% trong số đó phát nổ”, ông Pashinyan nói trong buổi phỏng vấn trang tin 1in.am.

Theo hãng tin RT, phát biểu trên được ông Pashinyan đưa ra khi bị cựu Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan chất vấn về lý do quân đội nước này không dùng Iskander trong cuộc xung đột.

Thủ tướng Armenia chê tên lửa Iskander, chuyên gia Nga lập tức phản bác
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander. Ảnh: TASS

“Tôi nghĩ rằng ông Sargsyan hiểu mọi việc diễn ra như thế nào, và ông ấy nên ngừng đưa ra những câu hỏi bản thân đã biết câu trả lời. Có thể ông Sargsyan sẽ đưa ra lời giải thích việc tên lửa hệ thống Iskander không phát nổ, hoặc chỉ nổ có 10%. Tôi không rõ lắm, có thể do những vũ khí trên được sản xuất từ những năm 1980”, Thủ tướng Pashinyan nói thêm.

Sau diễn biến, ở chiều ngược lại, hãng tin RT dẫn lời nhà bình luận quân sự Nga, ông Mikhail Khodarenok nhận định, trong trường hợp các chính trị gia hoặc nguyên thủ quốc gia đưa ra thông cáo công khai, thì họ cần đưa ra những sự thật không thể chối cãi và thông số dữ liệu để chứng thực. Nếu Thủ tướng Armenia nói tên lửa đạn đạo Iskander không hoạt động hiệu quả, thì ông nên đưa ra những thông số về thời gian và địa điểm Iskander được sử dụng; bao nhiêu quả tên lửa được bắn đi và kết quả; phép tính về sai số mục tiêu (CEP); tình trạng mục tiêu đối phương.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng cần được tính đến như người vận hành có thể không được đào tạo kỹ năng đầy đủ, vấn đề bảo trì vũ khí, sai và lỗi ngắm mục tiêu, tên lửa gặp sự cố khi đang bay,…

Cũng theo ông Khodarenok, tuyên bố “tên lửa của hệ thống Iskander không phát nổ, hoặc chỉ nổ có 10%” không chính xác. Phần đầu đạn của quả tên lửa là bộ phận phát nổ khi bắn trúng mục tiêu, và khi tên lửa được phóng thành công thì chứng tỏ toàn bộ hệ thống đều hoạt động hiệu quả. Như vậy, không có chuyện đầu đạn Iskander không phát nổ khi bắn trúng mục tiêu.

Cuối cùng, nhận xét của ông Pashinyan rằng hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander “được sản xuất trong những năm 1980” cũng không chính xác, bởi Iskander được Nga đưa vào biên chế từ năm 2006. Bốn hệ thống Iskander được xuất khẩu có trong biên chế quân đội Armenia đều sản xuất sau năm 2006.

Được biết, phát biểu trên được ông Pashinyan đưa ra khi bị cựu Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan chất vấn về lý do quân đội nước này không dùng Iskander trong cuộc xung đột.

Điện đàm với Tổng thống Putin, Thủ tướng Armenia thừa nhận điều gì? Điện đàm với Tổng thống Putin, Thủ tướng Armenia thừa nhận điều gì?
Mỹ tuyên bố chế tạo tên lửa siêu thanh Mỹ tuyên bố chế tạo tên lửa siêu thanh "so kè" với Nga

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thu-tuong-armenia-che-ten-lua-iskander-chuyen-gia-nga-lap-tuc-phan-bac-132982.html

In bài viết