Quan chức an ninh Mỹ lần đầu lên tiếng về cuộc bạo loạn Capitol nhưng lại đưa lời khai mâu thuẫn

18:15 | 24/02/2021

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã đề nghị bố trí thêm binh lính thuộc Vệ binh Quốc gia đến Capitol trước ngày 6/1 nhưng bị từ chối.
Vừa hoan hỉ vì trắng án tại Thượng viện, Trump lại vướng kiện tụng về vụ bạo loạn Điện Capitol Vừa hoan hỉ vì trắng án tại Thượng viện, Trump lại vướng kiện tụng về vụ bạo loạn Điện Capitol
Mỹ quan ngại về báo của WHO, yêu cầu Trung Quốc cung cấp dữ liệu từ những ngày đầu của dịch Covid-19 Mỹ quan ngại về báo của WHO, yêu cầu Trung Quốc cung cấp dữ liệu từ những ngày đầu của dịch Covid-19

Hôm 22/2, tại phiên điều trần đầu tiên về cuộc bạo loạn ở Capitol, các quan chức an ninh Mỹ thừa nhận không có sự chuẩn bị trước nhưng lại đưa ra lời khai mâu thuẫn.

Cụ thể, Cảnh sát trưởng Steven Sund của Capitol cho biết ông đã gọi điện cho Hạ nghị sĩ Paul Irving để yêu cầu điều thêm binh lính đến Điện Capitol vào lúc 1h09 phút chiều (giờ Mỹ) ngày 6/1. Tuy nhiên, Hạ nghị sĩ Irving nói rằng ông không nhớ gì về cuộc điện thoại này. Thay vào đó, ông chỉ biết đến cuộc gọi diễn ra gần 20 phút sau. Ông cho biết cuộc gọi lúc 1h 09 không hề hiển thị trên lịch sử điện thoại của mình.

Quan chức an ninh Mỹ lần đầu lên tiếng về cuộc bạo loạn Capitol nhưng lại đưa lời khai mâu thuẫn
Vụ hỗn loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1. Ảnh: AFP

Khi bạo loạn leo thang, cảnh sát Sund đã “cầu xin” các quan chức quân đội Mỹ điều lực lượng Cảnh vệ đến Điện Capitol trong một cuộc điện thoại khác. Robert Contee III, quyền giám đốc sở Cảnh sát Washington làm chứng cho thông tin trên. Contee nói thêm rằng ông cảm thấy "choáng váng" trước phản ứng chậm trễ từ quân đội.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã đề nghị bố trí thêm binh lính thuộc Vệ binh Quốc gia đến Capitol trước ngày 6/1 nhưng bị từ chối.

Cũng tTi phiên điều trần, Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ ở Minnesota Amy Klobuchar hỏi các quan chức an ninh rằng họ có nghi ngờ sự kiện ngày 6/1 là một cuộc tấn công được lên kế hoạch bởi các nhóm theo chủ nghĩa da trắng cực đoan hay không. Dù còn nhiều mâu thuẫn, tất cả các nhân chứng đều thống nhất rằng cuộc bạo loạn tại Capitol đã được lên kế hoạch trước.

Liên quan diễn biến, Văn phòng của FBI ở Norfolk, Virginia, cho biết họ đã gửi cảnh báo về một "cuộc chiến" ở Điện Capitol cho bộ phận tình báo của Cảnh sát Capitol vào đêm ngày 5/1. Nhưng Cảnh sát trưởng Steven Sund của Capitol lại nói rằng ông chỉ biết về việc này một ngày trước phiên điều trần.

“Không có cơ quan nào, kể cả FBI, cung cấp bất kỳ thông tin tình báo nào về khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào Điện Capitol của Mỹ bởi hàng nghìn kẻ nổi dậy có vũ trang”, ông Sund cho biết.

Ông Gary Peters - Chủ tịch ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện Mỹ ở Michigan, cho biết các cơ quan chức năng đã thất bại vì "không thể xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc hơn".

Được biết, phiên điều trần hầu như không nhắc đến ông Trump.

Mỹ cảnh báo khủng bố toàn quốc, lo ngại những kẻ cực đoan có thể Mỹ cảnh báo khủng bố toàn quốc, lo ngại những kẻ cực đoan có thể "lấy cảm hứng" từ vụ bạo loạn Đồi Capitol
Ít nhất 30.000 cử tri Mỹ bất ngờ rời bỏ đảng Cộng hòa sau sự kiện bạo loạn tại điện Capitol Ít nhất 30.000 cử tri Mỹ bất ngờ rời bỏ đảng Cộng hòa sau sự kiện bạo loạn tại điện Capitol

Hà Linh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quan-chuc-an-ninh-my-lan-dau-len-tieng-ve-cuoc-bao-loan-capitol-nhung-lai-dua-loi-khai-mau-thuan-131903.html

In bài viết