Độc đáo lễ hội Cambur đồng bào Chăm Bình Thuận

09:48 | 31/12/2020

Hàng năm, khi cái se lạnh đầu đông ùa về là lúc cộng đồng người Chăm tại thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận lại cùng nhau vui đón mùa hội Cambur. Đây là hội lễ tưởng nhớ nữ thần Pô Nagar bà mẹ xứ sở của người Chăm
Bình Thuận: Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức ở nhiều trường học Bình Thuận: Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức ở nhiều trường học
Rộn ràng lễ hội Kate 2020 của đồng bào Chăm Rộn ràng lễ hội Kate 2020 của đồng bào Chăm

Rước thỉnh sắc phong tại lễ hội

Rước thỉnh sắc phong tại lễ hội

Theo đó Lễ hội Cambur thường được cử hành vào ngày 16/9 (Chăm Lịch) tức khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 Dương Lịch. Lễ Cambur có ý nghĩa bày tỏ sự tôn kính với đất Mẹ, người đã nuôi nấng làm cho vạn vật sinh tồn và phát triển. Ngoài ra, Cambur còn là mùa vọng, mùa của sự tri ân tưởng niệm tổ tiên, ân đức sinh thành dưỡng dục, tưởng niệm các vị hữu công khai canh khai cơ làng mạc, thôn xóm và cầu cúng những oan hồn chưa được siêu sanh (sinh) .

Rước thỉnh sắc phong tại lễ hội

Rước thỉnh sắc phong tại Lễ hội

Hoà cùng ý nghĩa đó, năm nay, Lễ Cambur được tổ chức vào hai ngày 26 - 27 tháng 12 năm 2020, tại Lăng Cei Khar Mâh Bingu (tục gọi Pô Cei- Cậu Hoa) tọa lạc tại thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Nghi lễ cúng cầu an bên trong lăng Cei khar Mâh Bingu

Nghi lễ cúng cầu an bên trong lăng Cei khar Mâh Bingu

Theo truyền thuyết, Cei khar Mâh Bingu là một vị tướng tài thời Po Romé (một vị vua được người Chăm thần thánh hóa và được thờ tại tháp Po Rome, hiện tọa lạc tại làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Cei Khar Mâh Bingu được người Chăm thỉnh về làng Craoh Tang (Thôn Lâm Thuận, Xã Hàm Phú, Hàm Thuận Bắc) xây dựng một cái lăng khang trang, để bà con trong làng được thờ phượng ngài.

Các điệu múa tại Lễ hội Cambur

Các điệu múa tại Lễ hội Cambur

Chương trình năm nay ngoài phần lễ với các nghi thức truyền thống mang đậm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Chăm như: Lễ nghinh thỉnh sắc phong Cei khar Mâh Bingu, Lễ cúng cầu an, Lễ cúng Cambur … còn có nhiều hoạt động của phần hội như giao lưu bóng đá, chơi các trò chơi dân gian dân tộc Chăm. Đặc biệt là đêm giao lưu văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc với chủ đề “Mùa yêu thương”.

Các chàng trai biểu diễn trống Ghi-năng tại lễ hội.

Các chàng trai biểu diễn trống Ghi-năng tại lễ hội.

Lan tỏa truyền thống của dân tộc trên mảnh đất Chùa Tháp Lan tỏa truyền thống của dân tộc trên mảnh đất Chùa Tháp
Không ít bà con gốc Việt tại Campuchia, dù hoàn cảnh kinh tế chưa phải dư dả, nhưng đã nỗ lực bỏ tiền túi, nhiệt tình tham gia các hoạt động cứu trợ giúp cộng đồng vượt khó.
Về biên giới Lả Chà vui Tết Hoa cùng đồng bào dân tộc Cống Về biên giới Lả Chà vui Tết Hoa cùng đồng bào dân tộc Cống
Tết hoa mào gà là dịp để bà con dân bản hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và các đấng thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho sức khỏe dồi dào, không bệnh tật và mùa màng bội thu.
Chung sức chăm lo đời sống nhân dân ở khu vực biên giới Chung sức chăm lo đời sống nhân dân ở khu vực biên giới
Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa bàn vững mạnh, trong thời gian qua, BĐBP đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành ở khu vực biên giới chăm lo cho đời sống của bà con nơi đây.

Lê Vũ

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doc-dao-le-hoi-cambur-dong-bao-cham-binh-thuan-127550.html

In bài viết