Người dân có thể liên hệ mọi lúc, mọi nơi với các bác sĩ thông qua môi trường mạng

08:38 | 29/12/2020

Trong năm 2020, ngành Y tế đã xây dựng được hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và đến nay đã có 1.300 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth. Đây là thông tin trong buổi họp báo Chương trình chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020 - Ehealth Vietnam Summit thông tin về Chương trình Chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020 vừa mới được tổ chức tại Hà Nội.
Hơn 4 triệu lượt người tại các xã biên giới được khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí Hơn 4 triệu lượt người tại các xã biên giới được khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí
Đó là thông tin được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra ngày 6/12, tại Hà Nội.
Bộ Y tế: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 Bộ Y tế: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam để đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Nền tảng khám chữa bệnh từ xa của Việt Nam có chất lượng tương đương các nước phát triển

PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, y tế là một trong những ngành đầu tiên thực hiện chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số y tế là yêu cầu bắt buộc trước sự thay đổi mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0 với các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, in 3D… dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe"- PGS.TS nhấn mạnh.

Trong năm 2020, ngành Y tế đã xây dựng được hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và đến nay đã có 1.300 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth. Nhờ nền tảng này, các bác sĩ tuyến dưới có thể tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn. Nhờ có Telehealth, bác sĩ tuyến trên không phải vượt quãng đường hàng trăm kilomet và bác sĩ tuyến huyện cũng có thể tự xử lý được các ca bệnh khó.

Trong thời gian tới, đề án sẽ triển khai mở rộng hệ thống khám chữa bệnh từ xa với hơn 14.000 điểm. Hệ thống telehealth được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa khi 5G chính thức được thương mại hóa tại Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống Telehealth, ngành y tế cũng đã công bố nền tảng tư vấn sức khỏe online thông qua ứng dụng VOV BACSI24. Nền tảng này giúp người dân có thể liên hệ mọi lúc, mọi nơi với các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau thông qua môi trường mạng.

Người dân có thể liên hệ mọi lúc, mọi nơi với các bác sĩ thông qua môi trường mạng
Quảng cảnh buổi họp báo.

Bước tiến lớn của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân

Sự xuất hiện của hơn 1.300 điểm cầu khám chữa bệnh và nền tảng tư vấn sức khỏe từ xa là bước tiến lớn của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

Không chỉ chuyển đổi số ngành y tế, những dự án này sẽ giúp người dân tuyến dưới được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, giảm quá tải bệnh viện, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu suy giảm trên toàn cầu.

Trong thời gian tới, nhất là khi cả nước mở cửa trở lại để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, việc mở rộng các hoạt động KCB từ xa vẫn rất cần thiết không chỉ thúc đẩy tiến trình đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành y tế trong nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Việc mở rộng hoạt động KCB từ xa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng KCB toàn tuyến, cũng như giúp tạo nền tảng số cho ngành lưu giữ tài liệu, dữ liệu.

Trên cơ sở đó, ngành y tế sẽ phối hợp chặt chẽ các đơn vị liên quan tiếp tục mở rộng mạng lưới KCB từ xa đến hơn 14 nghìn cơ sở y tế trong cả nước để thực hiện bao phủ y tế toàn dân. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để hướng tới “nối mạng” với quốc tế, kết nối với các nước có nền y khoa tiên tiến để vừa học hỏi, nâng cao trình độ cho các thầy thuốc nước nhà, vừa giúp người dân không cần ra nước ngoài để KCB.

Người dân có thể liên hệ mọi lúc, mọi nơi với các bác sĩ thông qua môi trường mạng
Trung tâm điều hành khám bệnh từ xa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: BV

Hiện nay đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai đề án, cho nên còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Do vậy, ngành y tế cũng như các địa phương cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; hoàn thiện hành lang pháp lý về KCB từ xa và phối hợp các đơn vị công nghệ thông tin cùng tham gia phát triển các nền tảng, ứng dụng công nghệ trực tuyến để chẩn đoán, tư vấn điều trị và bí mật thông tin.

Về phía các doanh nghiệp công nghệ cần phối hợp Bộ Y tế đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB; phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như hỗ trợ tư vấn KCB từ xa, quản trị y tế thông minh… Hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Box: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 tại Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 với quan điểm chủ đạo là: “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Mục tiêu của Đề án là mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

Đây là một giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ kép vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Việc người dân được hưởng các dịch vụ và chăm sóc y tế ngay tại tuyến dưới giúp tiết kiệm chi phí, tăng cường sự hài lòng người bệnh. Người bệnh cũng hiểu rõ hơn những hoạt động chuyên môn đòi hỏi tập trung trí tuệ, sức lực của cán bộ y tế.

Phú Thọ: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại TTYT huyện Thanh Thủy Phú Thọ: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại TTYT huyện Thanh Thủy
“Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy: Quy mô 400 giường bệnh, trong đó có 300 giường bệnh xã hội hóa, với 259 cán bộ, viên chức, người lao động. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, trung tâm đã thu hút các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên môn để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao ngay tại địa phương...”, Thông báo số 39/TB-VHXH của Ban Văn Hóa – Xã hội thuộc HĐND tỉnh Phú Thọ về kết quả giám sát tình hình thực hiện hoạt động xã hội hóa lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay.
Phú Thọ: Bệnh viện đa khoa Tỉnh khám sàng lọc bệnh lý tim mạch miễn phí cho 3.207 người dân Phú Thọ: Bệnh viện đa khoa Tỉnh khám sàng lọc bệnh lý tim mạch miễn phí cho 3.207 người dân
Chương trình “Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch và tim bẩm sinh miễn phí” tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa đã khép lại với: 3.207 người dân được khám sàng lọc; đồng thời, sàng lọc ra hơn 200 trường hợp có bệnh lý tim mạch, trong đó có gần 100 trường hợp tim bẩm sinh.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-dan-co-the-lien-he-moi-luc-moi-noi-voi-cac-bac-si-thong-qua-moi-truong-mang-127208.html

In bài viết