Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

15:36 | 23/12/2020

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh mạnh lễ Khởi động chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP diễn ra hôm nay (23/12), tại Hà Nội.
WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021 WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến tích cực trong tháng 11/2020 Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến tích cực trong tháng 11/2020
2631-2920672
Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế - Ảnh minh hoạ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự kiện này một lần nữa khẳng định chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của Việt Nam, với quan điểm: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Theo Phó Thủ tướng, nhựa là một phát minh quan trọng, đóng vai trò to lớn trong sản xuất và đời sống sinh hoạt của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, cách thức sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm nhựa thiếu bền vững, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần, đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, các hệ sinh thái.

Rác thải nhựa hiện được xem là “báo động đỏ”, là vấn đề cấp bách tại khu vực ASEAN nói riêng và toàn cầu nói chung. Phần lớn rác thải nhựa không qua xử lý, được đốt, đổ vào các bãi chôn lấp, ra môi trường, đại dương, gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

"Đã đến lúc, chúng ta cần cùng nhau hành động quyết liệt, hiệu quả để thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa truyền thống theo hướng bền vững, thân thiện môi trường hơn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại lễ khởi động chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP là sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, do Bộ Tài nguyên và Môi trường đại diện với Chương trình đối tác hành động toàn cầu về Nhựa, nhằm thực hiện các cam kết giảm thiểu ô nhiễm nhựa và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay, Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có khoảng 10% là nhựa và đang ngày một gia tăng, gây nhiều nguy hiểm cho môi trường Việt Nam và thế giới. Thông qua chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP, các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu đáng kể dòng chất thải nhựa ra môi trường đất liền và đại dương, xây dựng lộ trình loại bỏ nhựa 1 lần, túi nylon khó phân hủy, đặc biệt tại các đô thị, khu du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển.

Ngay từ năm 2018, hưởng ứng chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Liên Hợp Quốc phát động, Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động đề xuất các cơ chế hợp tác toàn cầu và khu vực về giảm rác thải nhựa tại nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam năm 2018 và Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2019.

Đồng thời, Việt Nam đã tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, được các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội hưởng ứng, tham gia rất tích cực.

Đặc biệt, mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó có bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong thời gian tới cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021 WB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi về mức 6,8% ngay trong năm 2021
Dự báo trên được Ngân hàng thế giới (WB) công bố tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, với tiêu đề “Từ COVID-19 đến biến đổi khí hậu: Làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong phục hồi xanh” được tổ chức chiều ngày 21/12/2020, tại Hà Nội.
Kinh tế Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới Kinh tế Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới
Với mức tăng trưởng 2,4% trong năm nay, nền kinh tế Việt Nam được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dự báo trong năm 2021, GDP có thể vọt lên 6,5%.
Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng 7,1% vào năm 2021 Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng 7,1% vào năm 2021
Ngân hàng UOB cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,8%, so với dự báo trước đó là 3,5% trong năm 2020. Tuy nhiên, tăng trưởng của năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt đến 7,1%, trong khi dự báo trước đó của ngân hàng này là 6,6%.

Bình An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/pho-thu-tuong-trinh-dinh-dung-khong-danh-doi-moi-truong-lay-tang-truong-kinh-te-126710.html

In bài viết