Cần đề cập toàn diện và sâu sắc hơn về Đối ngoại nhân dân

09:00 | 12/11/2020

Thực hiện Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW ngày 10/09/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tiếp tục công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trích Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 2/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên vào dự thảo các văn kiện trích Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đề cập toàn diện và sâu sắc hơn về Đối ngoại nhân dân trong các văn kiện, báo cáo.
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga làm việc với Bạc Liêu về công tác đối ngoại nhân dân Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga làm việc với Bạc Liêu về công tác đối ngoại nhân dân

Sáng 3/11, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga cùng Đoàn công tác ...

HUFO tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đối ngoại nhân dân HUFO tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đối ngoại nhân dân

Ngày 28/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp công tác ...

Tham dự Hội nghị có: Lãnh đạo Liên hiệp Hữu nghị, đại diện lãnh đạo Ban, đơn vị thuộc Liên hiệp Hữu nghị, đại diện các tổ chức thành viên ở trung ương…

Đóng góp ý kiến vào các Dự thảo trình Đại hội Đảng gồm: Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2020 – 2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII, ông Phạm Văn Chương - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam cho biết: “Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới vì đại dịch COVID-19 sẽ lâm vào khủng hoảng. Trong nước, nền kinh tế chưa bền vững, yếu kém tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi những rủi ro, thách thức từ cả bên trong và bên ngoài. Tác động của COVID-19 mới chỉ nhìn dưới góc độ kinh tế trong khi còn nhiều lĩnh vực khác cũng đang bị tác động nặng nề như: văn hóa, xã hội, giáo dục, anh truyền thống, an ninh phi truyền thống, quốc phòng và đối ngoại… Cho dù năm 2021 có thể có vắc xin nhưng đại dịch COVID-19 còn để lại ảnh hưởng nặng nề và lâu dài, đề nghị Báo cáo chính trị có cách nhìn nhận và dự báo rộng hơn, xa hơn để có phương án ứng phó toàn diện”.

Cần đề cập toàn diện và sâu sắc hơn về Đối ngoại nhân dân
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Huy Quang, thành viên của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho rằng: “Các báo cáo đã có nhiều điểm mới, kỹ và sát với tình hình. Tuy nhiên, đánh giá về xu hướng hòa bình hợp tác và phát triển cần cân nhắc thêm xu hướng hòa bình mang tính chất sức mạnh, trật tự quốc tế dịch chuyển; cạnh tranh nổi trội; chính trị cường quyền, đặc biệt chính trị cường quyền của các nước lớn áp đảo các nước nhỏ. Về chính sách đối ngoại cần nêu rõ: hội nhập toàn diện sâu rộng; tiếp tục đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa; cộng tác với các đối tác; tập trung đối ngoại song phương và đa phương.

Đại diện Hội Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan góp ý: “Các văn kiện, báo cáo chưa nêu được vai trò đầy đủ của đối ngoại nhân dân, cần cập nhật thêm vai trò đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế. Ngoài công tác vận động nhân dân trong nước cần chú trọng công tác vận động nhân dân ở nước ngoài, qua đó góp phần phát triển kinh, xã hội, văn hóa cũng như tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới.

Góp ý cho văn kiện Đại hội, ông Nguyễn Hải Giang, Tổng biên tập Tạp chí Việt - Mỹ kiến nghị: phần Thông tin đối ngoại nên thay chữ “tuyên truyền đối ngoại” bằng “thông tin đối ngoại”. Một số ý kiến khác khẳng định, báo cáo mới chỉ nêu sơ lược, chưa nêu được biện pháp mở rộng công tác đối ngoại nhân dân của Việt Nam.

Ngoài các vấn đề về đối ngoại nhân dân, COVID-19, các đại biểu cũng cho ý kiến về phát triển kinh tế bền vững, phòng, chống tham nhũng, thiên tai, biến đổi khí hậu, kiểm soát quyền lực…

Kết luận tại Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhận xét, công tác chuẩn bị văn kiện nghiêm túc, có nhiều cố gắng. Các ý kiến góp ý cần tập trung đánh giá tình hình sát hơn, nhận thức đúng về bối cảnh trong nước và quốc tế, nhấn mạnh sự ảnh hưởng của COVID-19 tới các mặt của kinh tế xã hội, đánh giá về vấn đề Biển Đông, thiên tai, biến đổi khí hậu và tham nhũng, kiểm soát quyền lực

Đối với chính sách đối ngoại, bà Nguyễn Phương Nga cho rằng, văn kiện đề cập, đánh giá vai trò của đối ngoại nhân dân, chủ trương đường lối đối ngoại nhân dân chưa được rõ ràng như Văn kiện Đại hội Đảng XII. Cần xác định đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên, bảo vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt, cần đề cập toàn diện và sâu sắc hơn vai trò đóng góp của đối ngoại nhân dân; chủ trương của Đảng, Nhà nước về đối ngoại nhân dân, đóng góp của đối ngoại nhân dân với phong trào của nhân dân thế giới và đoàn kết quốc tế.

Đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân Đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân

Thái Thịnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/can-de-cap-toan-dien-va-sau-sac-hon-ve-doi-ngoai-nhan-dan-123148.html

In bài viết