Anh, Pháp, Đức gửi công hàm Biển Đông: Trung Quốc tố có “động cơ bí mật”

17:15 | 19/09/2020

Pháp, Anh và Đức gửi công hàm chung thể hiện quan điểm với 7 công hàm Phái đoàn Trung Quốc đề nghị lưu hành tại Liên hợp quốc. Tuy nhiên công hàm này bị Trung Quốc tố là "có động cơ bí mật".
3 cường quốc trong G7 gửi chung công hàm bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông 3 cường quốc trong G7 gửi chung công hàm bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước
3013 tq1
Phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc hiện nay bao gồm ông Cảnh Sảng, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Ngày 18-9, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ, trong đó nước này đã lập luận mọi hành vi diễn giải và áp dụng UNCLOS không chính xác "là có động cơ bí mật". Bắc Kinh nhấn mạnh đang giải quyết tranh chấp với các bên một cách hòa bình và hữu nghị.

Công hàm gồm 4 điểm chính, bắt đầu bằng việc tố các nước có động cơ bí mật khi diễn giải sai luật quốc tế.

"Trung Quốc phản đối việc sử dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 như một công cụ chính trị để công kích nước khác", phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhấn mạnh.

"Các quốc gia nên diễn giải và áp dụng các luật biển quốc tế, bao gồm UNCLOS một cách chân thành, toàn diện và chính xác. Mọi hành vi giải thích và sử dụng UNCLOS một cách phi lý, bất hợp pháp đều có động cơ bí mật", phái đoàn Trung Quốc tại LHQ lập luận, nhấn mạnh Trung Quốc là nước ủng hộ và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, cải tiến UNCLOS.

Bắc Kinh khẳng định ngay từ đầu công hàm đây là sự đáp trả đối với công hàm của ba nước Anh, Pháp và Đức (nhóm E3) ngày 16-9.

3054 tq3
Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.

Như đã đưa tin, ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9 gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong công hàm, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.

Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm viết thêm.

Trung Quốc còn đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.

Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh cá ở Biển Đông Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh cá ở Biển Đông

Philippines lên án lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tịch thu phi pháp thiết bị đánh cá của ngư dân gần bãi cạn tranh ...

Xuất hiện hình ảnh tàu ngầm Trung Quốc ở lối vào căn cứ bí mật trên Biển Đông Xuất hiện hình ảnh tàu ngầm Trung Quốc ở lối vào căn cứ bí mật trên Biển Đông

Theo chuyên trang The Drive ngày 19.8, vệ tinh mới đây chụp được bức ảnh cho thấy một tàu ngầm lớn của Trung Quốc tại ...

Úc gửi công hàm về Biển Đông: Cách làm chung, lối đi riêng Úc gửi công hàm về Biển Đông: Cách làm chung, lối đi riêng

Là nước thứ hai nằm ngoài khu vực Biển Đông, đệ trình công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tất cả các yêu sách ...

Quỳnh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/anh-phap-duc-gui-cong-ham-bien-dong-trung-quoc-to-co-dong-co-bi-mat-118835.html

In bài viết