Bộ Công thương: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực

09:24 | 08/09/2020

Sáng ngày 7/9, Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội". Tại phiên giải trình, Bộ Công thương đã trình bày nhiều giải pháp phát triển ngành điện giai đoạn 2021-2030.
Bộ Công thương yêu cầu EVN đáp ứng đủ điện những tháng cuối năm Bộ Công thương yêu cầu EVN đáp ứng đủ điện những tháng cuối năm
Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi

Trong báo cáo về tình hình thực hiện quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh và phương hướng, kế hoạch thực hiện lập quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vạch ra nhiều giải pháp trong giai đoạn 2021-2030.

Bộ Công thương: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo tại Phiên giải trình "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội".

Cụ thể, Bộ Công thương đề xuất khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện, truyền tải điện và bán buôn, bán lẻ điện theo cơ chế thị trường.

Đồng thời, khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể thích hợp cho từng dạng năng lượng tái tạo theo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Khuyến khích đầu tư vào các công trình nguồn điện tại nước ngoài để nhập khẩu về Việt Nam.

Trước đó, tại "Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020" tổ chức ngày 22/7, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu Bộ sẽ tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách mới mang tính đột phá, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng cần được cụ thể hóa bằng các Chương trình hành động theo Nghị định 55 của Chính phủ.

Hiện nay, ngành năng lượng, đặc biệt là lĩnh vực điện lực đang nhiều khó khăn, vướng mắc tại các quy định liên quan tới công tác đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển. Những vướng mắc này nằm rải rác tại một số Luật, như Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản...

Theo Bộ Công thương, các Luật này cần phải sớm được tổng kết, rà soát và sửa đổi để hạn chế tối đa sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các luật. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, nhất quán và tháo gỡ những nút thắt còn tồn tại từ lâu nay, tạo điều kiện cho ngành năng lượng có thể biến đổi cả về chất và lượng theo chiều hướng ngày càng tốt lên.

Ngoài giải pháp trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh còn vạch ra nhiều giải pháp khác liên quan đến xây dựng quy hoạch điện VIII đáp ứng tiến độ và đảm bảo chất lượng; xây dựng cơ chế chính sách tài chính để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư vào ngành điện.

Bên cạnh đó, Bộ còn xác định đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển điện lực; phát triển khoa học - công nghệ, thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực.

Bộ Công thương yêu cầu EVN đáp ứng đủ điện những tháng cuối năm Bộ Công thương yêu cầu EVN đáp ứng đủ điện những tháng cuối năm

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa yêu cầu EVN phải thường xuyên theo dõi tình hình thủy văn của các hồ chứa ...

Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi

Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương mới đây đã xin rút lại đề xuất phương án điện một giá, đồng thời cho biết ...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Điện một giá là không phù hợp Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Điện một giá là không phù hợp

Chiều ngày 18/8, Bộ Công thương tổ chức cuộc họp lấy ý kiến sửa đổi biểu giá điện. Tại đây, đại diện Cục Điều tiết ...

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-cong-thuong-khuyen-khich-moi-thanh-phan-kinh-te-dau-tu-phat-trien-dien-luc-117716.html

In bài viết