Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi

18:23 | 20/08/2020

Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương mới đây đã xin rút lại đề xuất phương án điện một giá, đồng thời cho biết trước mắt tập trung vào cải tiến bậc thang giá điện. Nhiều ý kiến đang xoay quanh việc cải tiến cách tính giá điện bậc thang thế nào để phù hợp với tình hình thực tế.
Vì sao ngành khoáng sản phát triển lại khiến ngành tế tự Mông Cổ tăng nhanh chóng mặt? Vì sao ngành khoáng sản phát triển lại khiến ngành tế tự Mông Cổ tăng nhanh chóng mặt?
Ngành công nghiệp điện mặt trời đang tạo ra số lượng công việc nhanh gấp 17 lần so với phần còn lại của nền kinh tế Mỹ Ngành công nghiệp điện mặt trời đang tạo ra số lượng công việc nhanh gấp 17 lần so với phần còn lại của nền kinh tế Mỹ

Tại cuộc họp lấy ý kiến sửa đổi biểu giá điện do Bộ Công thương chủ trì ngày 18/8, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã đề xuất rút lại phương án điện một giá trong 2 phương án tính giá điện mới được đề xuất trước đó.

Lý do được đưa ra là phương án điện một giá không khuyến khích khách hàng dùng điện tiết kiệm, trong khi đây là chủ trương lớn của Chính phủ. Cục này cho biết tiếp tục xin ý kiến về phương án 1 về cải tiến giá điện bậc thang cho khách hàng sinh hoạt từ 6 bậc xuống 5 bậc, và điều chỉnh các bậc thang để phù hợp với mức độ sử dụng điện của người dân.

Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Trao đổi với PV Thời Đại về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: "Mục tiêu của việc tính giá điện bậc thang là hỗ trợ 10 triệu hộ nông dân đang gặp khó khăn. Nếu xem báo cáo thu tiền điện của EVN, số lượng các hợp đồng sử dụng điện dưới 100 kWh đều là những hộ thu nhập thấp, chúng ta sẽ rõ chính sách điện bậc thang của Nhà nước rất nhân văn".

"Cải tiến co bậc giá điện lại là để phù hợp với thực tế tình hình kinh tế đã phát triển hơn so với trước đây, đơn giản hóa trong cách tính tiền điện. Bây giờ, chúng ta chỉ quan tâm đến 10 triệu hộ nông dân và những người có thu nhập thấp sẽ không phải nộp tăng tiền điện. Điều này cần được thực hiện với điều kiện giá điện phải là công cụ điều tiết để gây sức ép lên thị trường sử dụng điện tiết kiệm; ứng dụng công nghệ mới ở các nhà máy để sử dụng tiết kiệm năng lượng", ông Kiên nhấn mạnh.

Có 2 cơ sở khi xem xét biểu giá điện là quan điểm sử dụng điện của người dân; giá điện chia theo bậc thang phải hướng đến đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là 10 triệu hộ gia đình dùng dưới 100 kWh".

Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngành điện muốn tồn tại thì phải đầu tư có lãi
Nhiều người đang thắc mắc về khoảng chênh lệch giữa giá điện bình quân theo đề xuất mới và giá bình quân cũ.

Trong đề xuất thay đổi biểu giá điện mới lần này, Bộ Công Thương xây dựng 3 biểu giá điện đều cao hơn biểu giá điện bình quân 4 bậc. Theo tính toán, giá bình quân theo cách tính mới sẽ chênh lệch cao hơn giá bình quân cũ từ 11 - 17%.

Giải đáp về điều này, Tổ tưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: "Nếu tính theo phương án mới, co bậc giá thì phải có sai số, phải thay đổi. Thực tế, điện trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, còn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Nếu xét đến nền kinh tế vĩ mô và an ninh năng lượng, chúng ta phải làm bài toán về kinh tế, phải cân đối lại nguồn thu và nguồn chi".

"Trong khi đó, EVN là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lĩnh vực điện, đã kinh doanh thì không được lỗ. Ngành điện muốn tồn tại được thì phải đầu tư, đầu tư thì phải có lãi. Còn đối với việc hỗ trợ chính sách xóa đói giảm nghèo (hướng đến nhóm đối tượng sử dụng dưới 100kWh) là do Nhà nước quy định; các bậc thang trên là do người dân và các ngành kinh tế khác vào chịu vào để đảm bảo ngành điện có thể tái đầu tư", ông Kiên giải thích rõ về khoảng chênh lệch trên.

"Ngành điện mua điện vào theo giá thị trường (mua từ Trung Quốc, mua của tư nhân phát điện trong nước như Hiệp Phước, điện gió Bạc Liêu, điện mặt trời Ninh Thuận theo giá thỏa thuận) nhưng bán ra lại theo giá chỉ đạo Nhà nước", ông Nguyễn Đức Kiên phân tích cụ thể về khó khăn trong cách cân đối giá của ngành điện.

Đối với các đối tượng sử dụng dưới 100 kWh/tháng, nhóm này được xem như được Nhà nước bao cấp, hỗ trợ. Đối với đối tượng từ 101kWh/tháng trở lên, Nhà nước từng bước tính theo giá điện kinh doanh. Hiện tại, không phải chỉ có Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện cách tính theo giá điện bậc thang.

Người dân cần phải tích cực áp dụng công nghệ mới trong sinh hoạt, vừa tiết kiệm nhiên liệu lại thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, người dân cũng phải thay đổi ý thức, tắt thiết bị điện khi không sử dụng. Từ đó, giá điện sẽ không còn là nỗi lo lắng của nhiều người, và góp phần vì an ninh năng lượng quốc gia.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Điện một giá là không phù hợp Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Điện một giá là không phù hợp

Chiều ngày 18/8, Bộ Công thương tổ chức cuộc họp lấy ý kiến sửa đổi biểu giá điện. Tại đây, đại diện Cục Điều tiết ...

Người dân hưởng lợi thế nào nếu tính điện một giá? Người dân hưởng lợi thế nào nếu tính điện một giá?

Vừa qua, Bộ Công thương vừa đưa ra phân tích và đánh giá tác động của các phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ ...

Tính điện một giá chưa chắc người dân đã hưởng lợi Tính điện một giá chưa chắc người dân đã hưởng lợi

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, cả 2 phương án ...

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-nguyen-duc-kien-nganh-dien-muon-ton-tai-thi-phai-dau-tu-co-lai-115908.html

In bài viết