Bảo vệ quyền con người là quyền hay trách nhiệm?

18:00 | 11/06/2020

Bảo vệ nhân quyền vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân. Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, tuy nhiên, các chủ thể khác trong xã hội cũng có trách nhiệm này.
bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem Nhân quyền có thể được phân loại như thế nào?
bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem “Quyền con người” là gì?
bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem
Ảnh minh họa.

Thuật ngữ “người bảo vệ nhân quyền” (human rights defender) được dùng để chỉ những cá nhân, hoạt động một mình hay cùng với những người khác, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Họ bảo vệ các quyền khác nhau, của các nhóm khác nhau, ở phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế thông qua rất nhiều loại hoạt động đa dạng (thu thập thông tin về các vi phạm nhân quyền, hỗ trợ nạn nhân, giáo dục và đào tạo về quyền... ). Trong thực tế các quốc gia, vì chủ thể vi phạm quyền thường là các cơ quan, công chức nhà nước hoặc các chủ thể có quyền lực trong xã hội, những người bảo vệ nhân quyền luôn phải đối diện nhiều khó khăn, và rủi ro trong công việc cao cả của mình.

Việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua “Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản được thừa nhận rộng rãi” (được gọi tắt là “Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền”) vào ngày 9 tháng 12 năm 1998 là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền. Đây là văn kiện đầu tiên của Liên Hợp Quốc thừa nhận vai trò quan trọng, tính chính đáng và sự cần thiết bảo vệ tốt hơn những người bảo vệ nhân quyền. Tuyên ngôn nhấn mạnh đến một số quyền có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội.

Trong các cơ chế quốc tế, Báo cáo viên đặc biệt Liên Hợp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền (UN Special Raporteur on Human Rights Defenders) được thiết lập năm 2000, có thẩm quyền thu thập, thẩm định các thông tin liên quan đến tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, kiến tạo sự hợp tác, đối thoại với các chính phủ trong việc thực thi “Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền”, đưa ra các khuyến nghị để bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền hữu hiệu hơn... Báo cáo viên đặc biệt có quyền thực hiện các chuyến khảo sát ở các quốc gia có liên quan, tiếp cận với những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau để thu thập thông tin nhằm xây dựng báo cáo hàng năm gửi cho Hội đồng Nhân quyền và Đại hội đồng về các vấn đề liên quan đến những người bảo vệ nhân quyền.

Ở phạm vi hẹp hơn, một số khu vực cũng có cơ chế riêng về vấn đề này như Báo cáo viên đặc biệt về những người bảo vệ nhân quyền của Ủy ban Nhân quyền và Quyền các dân tộc châu Phi (được thiết lập năm 2004), Cơ quan về những người bảo vệ nhân quyền của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ (được thiết lập năm 2001), Các hướng dẫn của Liên minh châu Âu về những người bảo vệ nhân quyền (2004)... Nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ trên thế giới cũng thiết lập các giải thưởng định kỳ để trao cho những cá nhân, tổ chức đã đóng góp cho hoạt động bảo vệ nhân quyền.

bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem Tư tưởng của nhân loại về quyền con người được hình thành từ bao giờ và phát triển như thế nào?

Trong bối cảnh hiện nay, nhân quyền là khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và ...

bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem Quyền con người có những đặc trưng gì?

Nhận thức chung cho rằng, quyền con người có những đặc trưng tính chất cơ bản sau đây:

bao ve quyen con nguoi la quyen hay trach nhiem Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định?

Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định? Về vấn đề này, có hai trường phái trái ngược nhau. ...

BBT

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bao-ve-quyen-con-nguoi-la-quyen-hay-trach-nhiem-110246.html

In bài viết