Giáo sư Ahn Kyong Hwan:

Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

06:06 | 19/05/2020

Ngày 10/4, trong chuyên mục Cận cảnh Việt Nam, Báo điện tử Kinh tế Aju (Hàn Quốc) (https://m.ajunews.com/view/20200409180043091) đã đăng tải bài viết về vấn đề chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Giáo sư Ahn Kyong Hwan - Giảng viên trường Đại học Chosun, chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Việt Nam của Hàn Quốc. Ông cũng là Chủ tịch Hội nghiên cứu Việt Nam học tại Hàn Quốc, Phó Chủ tịch Hội giao lưu văn hóa Hàn-Việt tại Gwangju, Cố vấn Hội Kinh tế, Văn hóa Hàn-Việt tại Seoul.
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Chuyên gia Australia, quan chức Philippines phản đối Trung Quốc đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa

Bài viết: Vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đăng trên Báo điện tử Kinh tế Aju (Hàn Quốc).

Thời Đại xin lược dịch bài viết này gửi tới bạn đọc:

Gần đây, Trung Quốc đã có các động thái tăng cường vị thế tại vùng Biển Đông (Nam Trung Hoa) bằng cách lợi dụng sự hỗn loạn của Hải quân Mỹ do mẫu hạm hàng không Ronald Reagan và Nimitz bị nhiễm virus Corona. Ngày 02/4, tại vùng Biển Đông (Nam Trung Hoa) - nơi xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam, tàu cá của Việt Nam và tàu hải cảnh của Trung Quốc đã va chạm làm đắm tàu cá Việt Nam. Ngư dân Việt Nam đã bị (Trung Quốc – người dịch) giam giữ rồi mới được thả.

Sự thật lịch sử về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa cách phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam 120 hải lý. Quần đảo Trường Sa cách phía Đông thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam) khoảng 250 hải lý. Hai quần đảo này là lãnh thổ của Việt Nam và Việt Nam đã thực thi chủ quyền hai quần đảo này từ hàng trăm năm trước. Trong các thư tịch cổ của Việt Nam cũng chỉ rõ khu vực này là lãnh thổ của Việt Nam. Trong cuốn “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản cuối đời nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1904 cũng không biểu thị quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của nhà Thanh. Đây là chứng cứ rõ ràng cho thấy theo lịch sử Trung Quốc đến năm 1904, lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Sách địa lý và lịch sử cổ đại của Việt Nam có lưu lại chứng cứ rõ ràng về việc thiết lập đội Hoàng Sa với mục đích khai thác và quản lý hai quần đảo này. Từ năm 1802 khai sinh triều Nguyễn tới khi ký kết Hiệp ước giữa Pháp và Huế năm 1884, triều Nguyễn đã nỗ lực hết sức trong việc giữ vững chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới thời phong kiến của Việt Nam, đội Hoàng Sa được phái cử định kỳ 5-6 tháng mỗi năm để thực hiện các nhiệm vụ nhất định tại quần đảo, là bằng chứng mang tính quyết định khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhà Thanh của Trung Quốc cũng chưa từng phản đối về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tình hình khai thác ở trên. Do đó, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam chính là khẳng định của các học giả về luật quốc tế.

Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời thực dân Pháp thống trị

Sau khi Hiệp ước ngày 6/6/1884 (Hiệp ước Patenôtre) được ký kết, Pháp đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại. Vì vậy, Pháp thay Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.

Điều này cho thấy chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian Pháp thuộc, Pháp đã phản đối hành động uy hiếp chủ quyền của Việt Nam đối với 1 quần đảo này. Ví dụ, ngày 4/12/1931 và ngày 24/4/1932, Pháp đã chỉ trích tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khi tỉnh này định khai thác Guano trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 4/4/1939, Pháp đã phản bác khi Nhật Bản định lựa chọn một phần đảo thuộc quần đảo Trường Sa để cấp quyền tư pháp tự trị.

Bảo vệ và thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau chiến tranh thế giới thứ 2

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp quay trở lại Đông Dương. Cuối năm 1946, Pháp đã yêu cầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đương thời rút khỏi các đảo của Việt Nam đang bị chiếm đóng bất hợp pháp. Pháp lấy lại quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xây dựng lại đài quan trắc khí tượng và đài vô tuyến điện. Ngày 7/9/1951, liên quan tới Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam khi tham dự hội đàm San Fracisco đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt Nam, Việt Nam khẳng định quyền lợi của mình đối với hai quần đảo Spratly (Trường Sa) và Paracel (Hoàng Sa). Đã không hề có bất kỳ phản bác hay ý kiến nào đối với tuyên bố này. Hiện tại, quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa đã trở thành khu vực hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Việt Nam đã phát hành sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo là lãnh thổ không thể tách khỏi Việt Nam, khẳng định Việt Nam nắm chủ quyền hoàn toàn với hai quần đảo này theo các quy định tại Luật quốc tế.

Việc giải quyết ổn thỏa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông (Nam Trung Hoa) với Trung Quốc chính là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ 21. Hội đồng trọng tài đã phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 rằng “Đường chín đoạn” – đường ranh giới đơn phương do Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền trên khu vực Biển Đông (Nam Trung Hoa) là không có căn cứ pháp luật quốc tế. Điều chắc chắn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Căn cứ vào bản đồ từ xưa cũng như tài liệu lịch sử về quản lý hai quần đảo này thì có thể khẳng định đây là lãnh thổ của Việt Nam.

Lập trường của các quốc gia liên quan

viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa
Các hình ảnh vệ tinh của công ty ImageSat International công bố ngày 13/5 cho thấy các máy bay quân sự Trung Quốc đang đậu trên đường băng ở Đá Chữ Thập của Việt Nam - Ảnh: TWITTER

Nhiều cường quốc trên thế giới đang tăng cường lực lượng quân sự nhằm chiếm quyền lợi tại Biển Đông (Nam Trung Hoa). Từ sau phán quyết của Tòa án Trọng tài, tất cả các quốc gia đều tán thành phán quyết và thúc giục Trung Quốc cũng như các nước liên quan giải quyết tranh chấp theo căn cứ pháp luật. Mỹ và Úc cam kết kế hoạch tuần tra và đóng quân trên Biển Đông (Nam Trung Hoa), hợp tác cùng Nhật Bản, Ấn Độ… để thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết. Nga cũng đã bố trí hạm đội tuần tra chống tàu ngầm. Không quân của Nhật Bản được bố trí trên không phận của eo biển Miyako. Mỹ tuyên bố sẵn sàng đóng quân bất cứ lúc nào tại Biển Đông (Nam Trung Hoa) và thực hiện huấn luyện quy mô lớn với nội dung đa dạng như phản ứng trong trường hợp giả lập có chiến tranh, phòng không, chống tàu ngầm… Từ sau phán quyết của Tòa án Trọng tài, trong xu thế tăng cường lực lượng quân sự tại Biển Đông (Nam Trung Hoa), cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ngày càng mạnh mẽ. Trung Quốc cho thấy tham vọng mở rộng lãnh thổ vùng biển của mình, các nước trong khu vực Biển Đông (Nam Trung Hoa) duy trì quyền lợi về đảo và đại dương của mình. Trong khi đó các cường quốc muốn nhận thấy quyền lợi mang tính chiến lược trên vùng Biển Đông (Nam Trung Hoa).

Vấn đề tại Biển Đông (Nam Trung Hoa) là vấn đề mang tính quốc tế hết sức nhạy cảm. Để ngăn chặn Trung Quốc chiếm lĩnh Biển Đông (Nam Trung Hoa), Mỹ và Nhật Bản được dự tính sẽ tăng cường quan hệ đồng minh, tăng cường hợp tác về kinh tế cũng như mở rộng ngoại giao với các nước trong vùng Biển Đông (Nam Trung Hoa). Trái lại, Trung Quốc được dự tính sẽ tăng cường viện trợ cho các quốc gia ở Đông Nam Á, tăng tốc trên con đường ngoại giao “Xa Mỹ thân Trung”. Bằng phương pháp bền vững và hòa bình, Việt Nam đã giữ vững chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17, Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu tuân thủ 3 nguyên tắc đã nêu tại hội nghị thượng đỉnh G7 Ise-Shima Summit khai mạc ngày 26/5/2016 tại Nhật Bản.

Về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, tháng 1 năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc. Căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 đã phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 rằng “Đường chín đoạn” – đường ranh giới đơn phương do Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền trên khu vực Biển Đông (Nam Trung Hoa) là không có căn cứ pháp luật quốc tế. Không công nhận đảo nhân tạo do Trung Quốc dựng lên là “đảo”. Công nhận lời kêu gọi của Philippines: “Đá Vành Khăn (Mischief Reef)… nơi Trung Quốc dựng đảo nhân tạo là bãi đá ngầm chỉ nổi lên khi có sự thay đổi của thủy triều nên không thể coi là lãnh hải”. Đây là lần đầu tiên phán quyết tư pháp mang tính quốc tế được đưa ra về vấn đề Biển Đông (Nam Trung Hoa), nơi Trung Quốc khẳng định mạnh mẽ quyền thống trị thực tế bằng cách xây dựng đảo nhân tạo… Trung Quốc cũng không chấp nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài dù căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã được phê chuẩn năm 1994. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 26 tháng 5 năm 2016 tại Nhật Bản (G7 Ise-shima Summit), dù đã “khẳng định căn cứ vào luật pháp quốc tế”, “cấm sử dụng vũ lực”, “giải quyết tranh chấp trong hòa bình” nhưng Trung Quốc vẫn ngoan cố.
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Bản đồ Trung Quốc do phương Tây vẽ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa

Các bản đồ Trung Quốc, khu vực và thế giới do phương Tây vẽ, xuất bản qua nhiều thế kỷ đều thể hiện rõ lãnh ...

viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Bản đồ Trung Quốc gián tiếp công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

Loạt bản đồ Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ và xuất bản đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của quốc gia ...

viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử phương chí Trung Hoa

Phương chí Trung Hoa từ đời Đường đến đời Thanh cho thấy không có ghi nhận nào thể hiện sự quản lý hành chính đối ...

BBT

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-co-du-bang-chung-ve-chu-quyen-o-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-108608.html

In bài viết