Bác sĩ gốc Việt tại tâm dịch Mỹ: Mong mọi người không chủ quan trước COVID-19

08:00 | 03/04/2020

“Mình đã viết những chia sẻ đó trong một đêm mất ngủ vì lo lắng trong khi chồng đang làm việc ở phòng hồi sức tích cực của bệnh viện”. Đó là những chia sẻ trải lòng của nữ bác sĩ gốc Việt, Trang Phương Trinh trước tình hình COVID-19 bùng phát tại Mỹ.
bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19 Bác sĩ gốc Việt làm Giám đốc Trung tâm Y tế của Đại học Harvard
bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19 Bác sĩ gốc Việt Daniel Trương chữa thành công parkinson cho 1 bác sĩ Mỹ
bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19
Chị Phương Trinh (ảnh phải) và đồng nghiệp tại nơi làm việc.

Vừa qua, bác sĩ gốc Việt, Trang Phương Linh đã có những dòng trạng thái (status) có tiêu đề: "Tháng 3, trong tâm bão viết về tình hình dịch bệnh tại New York (Mỹ) những ngày này". Status được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt. Tới chiều 1/4 đã có hơn 11.000 lượt like, 6.900 lượt chia sẻ và hơn 115 bình luận.

Nhiều người đã khóc

Bác sĩ Phương Trinh cho biết chị viết status ban đầu chỉ để chia sẻ với bạn bè. Nhưng rồi một số bạn muốn chia sẻ về "tường" (wall) nhà mình nên đã nhắn chị chuyển sang chế độ cộng đồng (public). Và sau đó chị bất ngờ khi nhận được sự đồng cảm của quá nhiều người đọc. Nhiều người nhắn với chị là họ đã khóc.

Viết ra chỉ với mục đích ban đầu là chia sẻ nỗi lòng nặng trĩu với bạn bè, nhưng những chi tiết chân thực được "ghi" lại qua đôi mắt quan sát thật nhân hậu của nữ bác sĩ nhi khoa người Việt tại bệnh viện lớn nhất ở New York đã thực sự thuyết phục người đọc.

Sẽ nhiều người không quên được những dòng chia sẻ do Phương Trinh viết: "Thực tế đau lòng là hầu hết bệnh nhân COVID-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất".

Chỉ mới được huy động tham gia công tác chống dịch COVID-19 của bệnh viện khoảng 1-2 tuần nay, nhưng "những điều trông thấy" trực tiếp đã khiến chị Phương Trinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh.

Để phù hợp với chuyên môn bác sĩ nhi, bệnh viện giao cho chị điều trị các bệnh nhân nhỏ tuổi và những người trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Vì nhóm người bệnh này ít bị nặng, công việc phần nào bớt áp lực.

Nhưng chồng chị, anh Ian Yarett, thì khác. Là bác sĩ nội trú đa khoa đang phải làm việc rất nhiều tại phòng hồi sức tích cực (ICU) ở một bệnh viện khác cũng ở New York, anh Ian Yarett gần như không được nghỉ ngơi trong những ngày "bão táp" này.

Cùng là bác sĩ nội trú, chị Trinh và anh Ian hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Chị rất lo lắng, thậm chí bức xúc khi thấy trên mạng xã hội có quá nhiều tin giả. Mà không chỉ tin giả, nhiều người vẫn xem nhẹ dịch bệnh còn cho rằng chính phủ đang làm quá khi đóng cửa hoạt động kinh doanh, sản xuất.

"Khi chứng kiến sự lây lan rất nhanh và khi thấy có nhiều người chết cùng một lúc, bạn sẽ hiểu chính phủ không làm quá, không nhà nước nào muốn đóng cửa nền kinh tế cả. Đó là lý do vì sao những người trong ngành y rất khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy ở nhà", chị Trinh chia sẻ.

bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19
Vợ chồng bác sĩ Ian Yarett và bác sĩ Phương Trinh trong lễ tốt nghiệp trường y khoa Johns Hopkins.

Mong mọi người cẩn trọng hơn

Khi viết những dòng status chia sẻ tâm tư trên Facebook, chị Trinh muốn gửi tới mọi người thông điệp hãy cẩn trọng hơn, đừng chủ quan coi thường căn bệnh COVID-19.

Một thực tế chị nhận thấy tại bệnh viện của mình, số người trẻ phải nhập viện không ít và cũng không hiếm những người trẻ đã qua đời vì bệnh này, dù đúng là người già, người có bệnh nền vẫn là nhóm rủi ro cao hơn với COVID-19.

"Bệnh này khác với các bệnh cúm thông thường. Nếu không may rơi vào nhóm bị nặng, sau khi nhiễm virus, tình trạng người bệnh từ lúc có biểu hiện ho, sốt tới chuyển sang khó thở diễn biến rất nhanh", chị nói.

"Khi đó nếu nhập viện, người nhẹ sẽ phải dùng máy thở oxy, người nặng phải dùng máy thở. Người nhẹ sẽ khỏi sau 1-2 ngày, còn theo chồng chị, phần lớn những người bệnh này khi đã phải đặt ống thở đều không qua khỏi", chị giải thích thêm.

Với tốc độ tăng số ca bệnh như hiện tại, chị vẫn rất lo, không biết trang thiết bị sẽ còn đủ dùng bao lâu nữa. Một người bạn chị ở bệnh viện khác đã phải dùng bao đựng rác làm đồ bảo hộ.

Vừa rồi cả hai bệnh viện nơi chị Trinh và anh Ian làm việc (thuộc hai hệ thống bệnh viện lớn nhất tại thành phố New York) đều đã thử nghiệm thành công kỹ thuật phân chia một máy thở cho hai người bệnh. Tất cả đều đã phải tính tới những phương án nỗ lực tối đa để cứu sống nhiều người bệnh nhất có thể lúc này.

bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19 Các nhà khoa học gốc Việt tại Nhật Bản giúp Việt Nam sản xuất máy trợ thở

Mới đây, Giáo sư Trần Văn Thọ đã xác nhận thông tin trên sau khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành đề xuất ...

bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19 Nữ tiến sĩ gốc Việt mở hướng ứng dụng điều trị ung thư tại Singapore

Lê Anh Phương (29 tuổi) là tiến sĩ gốc Việt tại Singapore. Cô đã nghiên cứu tính chất vật lý của sự kết dính tế ...

bac si goc viet tai tam dich my mong moi nguoi khong chu quan truoc covid 19 Tiến sĩ gốc Việt được vinh danh tại Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về sa sút trí tuệ

Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh, người Việt ở Australia là một trong bốn nhà nghiên cứu tiêu biểu được nêu tiểu sử đánh dấu những ...

Sơn Lâm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bac-si-goc-viet-tai-tam-dich-my-mong-moi-nguoi-khong-chu-quan-truoc-covid-19-104427.html

In bài viết