Xây dựng Hậu Giang thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa của vùng
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Tại lễ công bố, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho biết, quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng trọng tâm xây dựng Hậu Giang thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và chuyển đổi số.
Cùng với đó, huy động, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới dựa trên 4 trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch theo chiến lược “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại hội nghị. |
Phấn đấu đến 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.
Đến năm 2050, Hậu Giang sẽ là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, Hậu Giang cần bám sát những định hướng trong quy hoạch của tỉnh; tăng cường quảng bá rộng rãi quy hoạch, xây dựng quy chế đủ mạnh để thực hiện quy hoạch, trong đó lưu ý yếu tố liên kết vùng, quan trọng là xây dựng hạ tầng giao thông. Đồng thời, tỉnh cần phát huy tối đa tính cách của người Hậu Giang cũng như Đồng bằng sông Cửu Long là sự chân tình, ấm áp, hào sảng.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương sự nỗ lực lớn của Hậu Giang trong phát triển kinh tế - xã hội khi tốc độ tăng trưởng năm 2023 của tỉnh vươn lên đứng vị trí thứ 2 của cả nước, thu ngân sách từ vị trí thứ 13 lên vị trí thứ 7 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đạt khoảng 6.800 tỷ đồng. Phó Thủ tướng tin tưởng trên tinh thần đột phá, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, Hậu Giang sẽ có bước phát triển bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hậu Giang và các nhà đầu tư tại hội nghị. |
Tại hội nghị, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án với tổng mức đầu tư 19.000 tỷ đồng; ký kết 8 biên bản ghi nhớ đầu tư và 2 biên bản ghi nhớ hợp tác.
Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai Quy hoạch Cần Thơ Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: vấn đề quan trọng nhất là huy động nguồn lực với quan điểm lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định cùng với nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá (về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực, góp ý hoàn thiện thể chế). |
Hậu Giang: Khai mạc triển lãm “Con đường lúa gạo” tuyến kênh Xáng Xà No huyền thoại Ngày 11/12, tại Hậu Giang đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Con đường lúa gạo” với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau Ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. |