Quá trình đô thị hóa đang buộc các thị trấn nhỏ ở Nhật Bản phải thay đổi hoặc đối diện với nguy cơ biến mất
Ở Nhật Bản, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tư nhân đang cố gắng tìm ra những cách thức mới để cạnh tranh với quá trình đô thị hóa không ngừng nghỉ: Từ cắt giảm thuế doanh nghiệp đến thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. Mục đích của nỗ lực này là để hồi sinh số lượng các cửa hàng, ngôi nhà trống và các không gian kinh doanh vắng vẻ khác đang ngày càng gia tăng.
Theo Naoko Iwanaga, giám đốc nghiên cứu JLL Nhật Bản, tiến độ đang chậm, nhưng bản chất của vấn đề không thể được giải quyết trong một thời gian ngắn. Nhật Bản mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của một kế hoạch dài hơi.
Từ lâu, Nhật Bản đã vật lộn với một cuộc di cư của những người trẻ tuổi đến các thành phố như Tokyo và Osaka. Lợn rừng hiện đang lang thang tự do ở những nơi từng có người dân sinh sống và nông nghiệp và phát triển mạnh mẽ. Một số trường học ở các thị trấn như Tochikubo ở tỉnh Niigata thậm chí chỉ còn 8 học sinh.
Ngay cả các tỉnh với kế hoạch táo bạo như Minami Uonuma, nơi tự hào sở hữu công viên CNTT toàn cầu đầu tiên ở Nhật Bản, xây dựng mới một bệnh viện, trường cao đẳng y tế và khu nhà ở thân thiện với người cao tuổi mới, cũng không thu hút được nhiều người dân đến định cư.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hứa hẹn lại xuất hiện tại một số nơi khác. Kamiyaka, một ngôi làng miền núi, là nơi các du mục kỹ thuật số và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mở các văn phòng vệ tinh và các nhà hàng hữu cơ. Dân số thị trấn trượt tuyết Niseko tăng 6% sau khi thúc đẩy du lịch và thu hút người nước ngoài. Nó tự hào là nơi duy nhất ngoài các thành phố lớn có trường quốc tế ở Nhật Bản và đã chỉ định các đại sứ nước ngoài cư trú trong khu vực quảng bá các điểm thăm quan của thị trấn.
Các doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào quá trình hồi sinh các thị trấn ở Nhật Bản. Ví dụ, Airbnb đã xây dựng một ngôi nhà cho 7 người thị trấn khai thác gỗ Yoshino. Công trình này cũng được sử dụng làm trung tâm cộng đồng cho thị trấn. Người dân địa phương đảm nhiệm các vai trò chủ nhà, nấu ăn và trở thành hướng dẫn viên cho những người bên ngoài thị trấn háo hức muốn trải nghiệm các hoạt động từ câu cá đến nghề mộc. Theo Airbnb, Yoshino Cedar House đã đón 346 khách trong năm đầu tiên và đã đem lại 2.139 USD cho người dân địa phương. Kể từ khi mở cửa, Airbnb báo cáo rằng đã công ty này đã nhận được sự quan tâm từ các làng ở Nhật Bản mong muốn áp dụng một mô hình “lòng mến khách dựa vào cộng đồng” tương tự.
Iwanaga nói: “Những sáng kiến như vậy từ khu vực tư nhân là rất đáng khen ngợi vì nhiều thị trấn nhỏ có thể gặp khó khăn trong ra hoạt động kinh doanh hoặc việc làm mới. Điều đó đồng nghĩa rằng cần phải có kế hoạch cẩn thận và một cuộc thảo luận rõ ràng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các thị trấn để đảm bảo lợi ích đến được với người dân địa phương.”
Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra các chiến lược giải quyết vấn đề trì trệ ở các thị trấn nhỏ 4 năm trước. Thuế doanh nghiệp đã được cắt giảm cho các công ty di dời ra khỏi Tokyo và các khoản tài trợ được trao cho chính quyền địa phương để thúc đẩy các ngành công nghiệp của riêng họ.
Các địa phương cũng thử nghiệm các doanh nghiệp và ý tưởng mới như tập trung vào giáo dục. Thị trấn Osakikamijima đang hi vọng thiết lập một chi nhánh của Cao đẳng Atlantic ở Maine để thu hút sinh viên. Ngoài Tokyo và Osaka, Fukuoka đã trở thành một thành phố khởi nghiệp. Dân số của thành phố này đã tăng 75.000 người đạt mức 1,5 triệu người trong giai đoạn 2010 – 2015.
Ngoài ra, chính sách nhập cư thoáng hơn đã được đề xuất. Ở một số thị trấn, người nhập cư đã giúp tăng dân số và người Nhật Bản đang thay đổi định kiến về việc chào đón người nước ngoài. Chính phủ quốc gia châu Á này đang xem xét cho nhiều người nước ngoài nhập cư hơn. Những cư dân tiềm năng này sẽ được chấp nhận dựa trên niềm đam mê của họ với văn hóa Nhật Bản và tìm được việc làm tại các công ty địa phương.
Iwanaga cho biết: “Điều đó sẽ giúp đảm bảo thành công liên tục của truyền thống kỹ thuật chuyên gia và văn hóa địa phương. Ví dụ, những cư dân mới này có thể làm việc trong các công ty sử dụng kỹ thuật và thủ công truyền thống.”
Tuy nhiên, những nỗ lực này không hoàn toàn hạn chế được mong muốn sống tại các thành phố lớn của người dân Nhật Bản, khi dân số vẫn tiếp tục đổ về những thành phố này.
Do đó, chính quyền ở Nhật Bản đang tìm kiếm những cách thức khác để khắc phục tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Các ưu đãi và trợ cấp cho bậc cha mẹ đang được thử nghiệm. Nagicho, một thị trấn nhỏ ở tỉnh Okayma với dân số dưới 6.000 người, đã tăng tỷ lệ sinh sản từ mức trung bình toàn quốc là 1,4 trẻ em lên 2,8 trẻ em vào năm 2014. Một loạt lợi ích từ chính quyền thị trấn này đang chờ đợi cha mẹ sau khi con của họ ra đời bao gồm trợ cấp tiền trông trẻ, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em và một món quà chúc mừng trị giá 300.000 Yên tương đương 2.882 USD.
Ở cấp độ quốc gia, Thủ tướng Shinzo Abe đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sinh lên mức 1.8 trẻ em/phụ nữ thông qua các quy định thoáng hơn liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ và giúp đỡ phụ nữ trở lại làm việc sau khi sinh con.
K Nguyễn