Khách du lịch chưa tiêm phòng COVID-19 không được miễn cách ly khi nhập cảnh Campuchia
Minh Thái (t/h) 17/05/2022 19:10 | Quốc tế
Theo Thủ tướng Hun Sen, Campuchia đón chào tất cả du khách song du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly 7 ngày. Ông nhấn mạnh, Campuchia có thể chiến thắng các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha, Delta và Omicron, nhưng hiện vẫn chưa chiến thắng COVID-19. Campuchia đang dốc toàn lực và thúc đẩy chiến dịch tiêm phòng chống COVID-19, vì vậy chưa thể cho phép khách chưa tiêm phòng nhập cảnh mà không cách ly. Hiện tại, du khách đã tiêm phòng COVID-19 không cần cách ly, không cần xét nghiệm nhanh hay PCR khi nhập cảnh Campuchia.
![]() |
Hành khách tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia ngày 3/4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN. |
Trước đó tại Lào, chính phủ nước này thông báo chính thức mở cửa hoàn toàn đất nước kể từ ngày 9/5 trở đi.
Cụ thể, kể từ thời điểm trên, Lào mở cửa tất cả các cửa khẩu quốc tế và cho phép công dân Lào, người nước ngoài, người không có quốc tịch được xuất nhập cảnh vào Lào; công dân quốc gia có hiệp định miễn thị thực với Lào có thể nhập cảnh mà không cần dán visa.
Bên cạnh đó, Chính phủ Lào yêu cầu người trên 12 tuổi nếu chưa tiêm đủ liều vaccine phải có xét nghiệm nhanh trong thời gian 48 tiếng trước khi nhập cảnh vào Lào. Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine có thể nhập cảnh vào Lào một cách bình thường mà không phải xét nghiệm tại tại các sân bay, cửa khẩu đường bộ, đường thủy như trước đây.
Trong trường hợp người nước ngoài bị mắc COVID-19 khi nhập cảnh sẽ phải chịu mọi chi phí điều trị và có thể sử dụng dịch vụ tại các bệnh viện hoặc cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đáng chú ý
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Bài viết mới
Tổng Giám đốc WHO: Các nước cần tăng cường năng lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Macau (Trung Quốc) bắt buộc toàn dân xét nghiệm COVID-19 lần thứ 2

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.