Các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực giáo dục muốn thành lập diễn đàn để chia sẻ, hợp tác

16:25 | 12/12/2019

Ý kiến trên được đại diện tổ chức Passerelles Numériques (Pháp) đề xuất khi tham dự Hội thảo chuyên đề về Giáo dục đào tạo và Giáo dục nghề nghiệp, chiều 12/12 tại Hà Nội.
can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam Tìm cách làm hiệu quả, sáng tạo giữa phi chính phủ nước ngoài và Việt Nam

Sáng 12/12, “Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài” đã ...

can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: Hợp tác bình đẳng, hiệu quả hơn

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – Chủ nhiệm Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN): Việt Nam ...

can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam Khoảng 800 đại biểu trong và ngoài nước dự Hội nghị Quốc tế lần thứ IV

Với sự tham dự của khoảng 800 đại biểu trong nước và quốc tế, “Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa ...

can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam
Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo Giáo dục đào tạo và Giáo dục nghề nghiệp là một trong 6 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức PCPNN. Mục tiêu của hội thảo nhằm đánh giá tình hình và kết quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp giữa Việt nam và các tổ chức PCPNN trong giai đoạn 2014 – 2019. Từ đó xác định các giải pháp nhằm tăng cường trao đổi thông tin và nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực này trong tương lai.

Hội thảo do ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; bà Nguyễn Diệu Nương, Trưởng Văn phòng Dự án Room to Read; bà Sharon Hauser, Giám đốc Phát triển Chương trình, Chất lượng và Vận động Chính sách tổ chức Save the Children đồng chủ trì.

28 tổ chức PCPNN đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Trong số 500 tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam có khoảng 28 tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Các tổ chức thường tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như chất lượng giáo dục trẻ thơ, chất lượng giáo dục cơ bản, chất lượng dạy/đào tạo nghề, học tập cho người lớn.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2014 – 2018, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 50 dự án trong lĩnh vực giáo dục đào tạo từ các tổ chức PCPNN đã viện trợ cho các đơn vị trực thuộc, với tổng kinh phí viện trợ khoảng 17,5 triệu USD. Bên cạnh các viện trợ bằng vật chất nói trên là sự hỗ trợ kỹ thuật và tình nguyện viên của nhiều tổ chức PCPNN.

Ông Dũng đánh giá, số lượng các chương trình/dự án hay các tổ chức PCPNN hoạt động trong lĩnh vực này còn khiêm tốn nhưng đã đáp ứng nhu cầu những lĩnh vực hoặc địa phương khó khăn. Các chương trình/dự án này được thực hiện có sự tham gia tích cực từ phía các cơ sở thụ hưởng, chính quyền địa phương và người tham gia dự án.

Còn đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, tổng số viện trợ PCPNN trong lĩnh vực này giai đoạn 2014-2019 khoảng 4,1 triệu USD.

Các hỗ trợ này hướng tới các đối tượng thụ hưởng là người khuyết tật, phụ nữ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đào tạo chính quy…

Cần tạo diễn đàn để chia sẻ thông tin

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Nguyễn Diệu Nương, trưởng Văn phòng Dự án tổ chức Room to Read cho biết, từ những kinh nghiệm thực tế, bà nhận thấy vẫn còn một số thách thức, khó khăn đối với các tổ chức PCPNN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Có thể kể đến như phần lớn tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này thường triển khai tại địa bàn vùng sâu vùng xa khiến việc tuyển dụng nhân sự cho dự án rất khó khăn; các địa phương ưu tiên phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng hơn. Đồng thời, số liệu tại các địa phương chưa đầy đủ, mức độ tin cậy của các số liệu chưa cao; việc thực thi chính sách chưa hiệu quả. Bên cạnh đó chưa có nhiều mô hình có khả năng bền vững và nhân rộng.

can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam
Bà Nguyễn Diệu Nương chia sẻ tại Hội thảo

Bà Nguyễn Diệu Nương cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động. Theo bà, để tạo được sự thay đổi tích cực và mức độ ảnh hưởng của chương trình, cần kết hợp nhiều mô hình can thiệp, bao gồm cả trong nhà trường và cộng đồng. Cùng với đó, chất lượng của chương trình – cốt lõi của thành công, do vậy cần chú ý tới xây dựng năng lực cho người cung cấp dịch vụ. Tình nguyện viện cộng đồng, giáo viên đóng vai trò then chốt trong thực hiện, quản lý và duy trì các mô hình can thiệp. Đồng thời với cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng, cần chú ý tạo môi trường hỗ trợ họ áp dụng thực hành kỹ năng mới, kết nối với các dịch vụ sẵn có ở địa phương.

Bà Nương cho rằng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương; hợp tác với cấp Bộ; xây dựng chiến lược cấp huyện, tỉnh về quản trị cũng là những yếu tố rất quan trọng để các chương trình/dự án hiệu quả hơn.

Đại diện Tổ chức Activity International (Hà Lan- tổ chức cung cấp tình nguyện viên quốc tế hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và hỗ trợ giáo viên tiếng Anh) cho biết, tổ chức gặp một số khó khăn khi cử tình nguyện viên đến cơ sở. Bởi các tình nguyện viên quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau và trong quá trình làm thủ tục còn gặp vướng mắc bởi những quy định về bằng cấp.

Trả lời câu hỏi của đại diện Tổ chức Activity International, ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, các cơ quan luôn tạo điều kiện để các tình nguyện viên dạy tiếng Anh đến Việt Nam bởi nhu cầu học tiếng Anh của người Việt hiện nay khá cao. Về yêu cầu với trình độ giáo viên, ông Dũng cho biết các tình nguyện viên phải có bằng đại học và có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mà phía Việt Nam đề ra.

Đại diện tổ chức Passerelles Numériques (tổ chức PCP của Pháp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo) đề xuất, có thể tạo ra một diễn đàn dành cho các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực giáo dục để các tổ chức có thể chia sẻ, hợp tác với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như mở rộng đối tượng thụ hưởng. Hiện tại, ngoài những thông tin danh sách do Sở Ngoại vụ Đà Nẵng (địa bàn Passerelles Numériques hoạt động chủ yếu), PACCOM cung cấp, Passerelles Numériques và các tổ chức PCPNN khác đang phải tự tìm cách liên kết với nhau để trao đổi thông tin…

Tại Hội thảo, nhiều đại diện các tổ chức PCPNN cũng đưa ra những ý kiến cho rằng cần có thêm nhiều diễn đàn chia sẻ chuyên môn về giáo dục và tư vấn kỹ năng sống.

can tao dien dan rieng cho cac to chuc pcpnn trong linh vuc giao duc tai viet nam
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Tiến Dũng cho biết, nhu cầu của ngành giáo dục còn rất lớn vì vậy Việt Nam vẫn rất cần sự chung tay, đồng hành của các tổ chức PCPNN trong lĩnh vực này.

Ông Dũng cho hay, các tổ chức PCPNN có thể quan tâm đến các vấn đề như nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên; đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy; đầu tư cơ sở vật chất cho những vùng khó khăn; nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất; tăng cường ứng dụng những công nghệ , kỹ thuật mới trong giáo dục; hỗ trợ giảng dạy ngoại ngữ…

Thuỳ Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cac-to-chuc-pcpnn-trong-linh-vuc-giao-duc-muon-thanh-lap-dien-dan-de-chia-se-hop-tac-94583.html

In bài viết