Quảng cáo mỹ phẩm Babor như thuốc chữa bệnh, Công ty Phạm Duy nói gì?

08:23 | 22/11/2019

Sau khi báo Thời Đại phản ánh về việc mỹ phẩm chăm sóc da Babor quảng cáo như “thuốc chữa bệnh về da” với những từ ngữ vi phạm Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm, cùng việc hàng loạt sản phẩm không có trên hệ thống tra cứu của Cục Quản lý Dược, Đại diện công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy đã thừa nhận sai sót. 
quang cao my pham babor nhu thuoc chua benh cong ty pham duy noi gi Thu hồi mỹ phẩm của Công ty CP thương mại và dịch vụ Sagen

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm do Công ty ...

quang cao my pham babor nhu thuoc chua benh cong ty pham duy noi gi Mỹ phẩm Babor quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Là mỹ phẩm sản xuất tại Đức, Babor được biết đến là dòng sản phẩm chăm sóc da do Tiến sỹ Michael Babor sáng chế ...

quang cao my pham babor nhu thuoc chua benh cong ty pham duy noi gi Mua mỹ phẩm dởm, hàng chục chủ spa bị lừa

Mặc dù biết sản phẩm không tem nhãn, không rõ nguồn gốc nhưng vì tin vào lời quảng cáo về công dụng và lợi nhuận ...

quang cao my pham babor nhu thuoc chua benh cong ty pham duy noi gi
Công ty TNHH Phạm Duy quảng cáo sản phẩm Babor dòng HSR là dòng sản phẩm chuyên trị lão hóa, chống lại các nếp nhăn, đẩy lùi những dấu hiệu chảy xệ và nếp nhăn khi cười, vi phạm quy định quảng cáo.

Trao đổi với PV báo Thời Đại, bà Thanh Tú – Quản lý của công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy cho biết: Mỹ phẩm Doctor Babor là dòng sản phẩm chăm sóc da được sản xuất tại Đức và được công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Theo bà Tú: "việc sai sót trong quảng cáo dòng mỹ phẩm Doctor Babor như sử dụng những từ đặc trị, hay trị mụn, trị nám, trị nhăn…trên nhãn mác sản phẩm và website babor.com.vn của công ty này là do sự quản lý thiếu sát sao của doanh nghiệp đối với đội ngũ nhân sự."

Sau phản ánh của báo Thời Đại, phía công ty TNHH Phạm Duy đã chỉnh sửa lại toàn bộ những sai phạm này trên quảng cáo website và nhãn mác sản phẩm.

Kiểm tra trên website Babor.com.vn vào ngày 21-22/11/2019, PV nhận thấy, những từ ngữ “đặc trị” gây hiểu nhầm cho khách hàng là thuốc chữa bệnh trên dòng quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trong bài trước được báo Thời đại phản ánh đã không còn xuất hiện.

Tuy nhiên, còn rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Babor vẫn đang sử dụng những từ ngữ gây hiểu nhầm như: “HSR dòng sản phẩm chuyên trị lão hóa, chống lại các nếp nhăn, đẩy lùi những dấu hiệu chảy xệ và nếp nhăn khi cười; SeaCreation theserum - Huyết thanh tái tạo da,Wrinkle Filler - Huyết thanh trị nhăn không mùi nhân tạo, không silicone; 3D Cellulite Lotion - Kem tiêu mỡ 3D….”

quang cao my pham babor nhu thuoc chua benh cong ty pham duy noi gi
Rất nhiều sản phẩm vẫn đang quảng cáo với những từ ngữ như trị, đặc trị khiến người tiêu dùng hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh về da.

Cùng với việc thừa nhận những sai sót về quy định quảng cáo mỹ phẩm, công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm, vị đại diện của công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy cũng cho rằng PV đã thông tin không chính xác ở phần nội dung sau:

"Ngoài ra, trên hệ thống tra cứu của Cục Quản lý Dược, Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy chỉ có 33 mặt hàng được cấp công bố sản phẩm. Tuy nhiên, trên website Babor.com.vn vào thời điểm PV tìm hiểu, khảo sát lại đang có tới 154 sản phẩm được quảng cáo bán ra thị trường. Liệu những sản phẩm này đã được cấp phép chưa và lý do vì sao lại không có trong hệ thống tra cứu của Cục Quản lý dược?" - (trích dẫn từ bài viết đăng tải ngày 14/11/2019).

Sau khi được PV đưa ra những bằng chứng xác thực về việc công ty chỉ có 33 sản phẩm Babor có trên hệ thống tra cứu của Cục Quản lý dược, còn trên website lại có tới 154 sản phẩm đang được quảng cáo để bán ra thị trường, đại diện Công ty Phạm Duy khẳng định phía doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ công bố của sản phẩm mỹ phẩm của tất cả các sản phẩm mình đang phân phối trên thị trường Việt Nam.

Khi được hỏi tại sao chỉ xuất hiện 33 sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Babor trên Cổng thông tin tra cứu của Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, người này cho biết: Có thể những sản phẩm khác đã hết hạn công bố hoặc đến ngày sắp hết hạn nên Cục Quản lý Dược đẩy ra khỏi hệ thống tra cứu. Chúng tôi đang làm thủ tục xin cấp lại Phiếu công bố cho những sản phẩm này.

Theo nguồn tin riêng của PV báo Thời Đại nhiều sản phẩm mỹ phẩm Babor không có trên Cổng thông tin tra cứu do đã hết hạn.

Trước đó, từ nguồn phản ánh của nhiều khách hàng, PV báo Thời Đại đã vào cuộc tìm hiểu sự thật về mỹ phẩm có dấu hiệu quảng cáo như sản phẩm chữa bệnh. Theo đó, mỹ phẩm Babor được sản xuất tại Đức, được biết đến là dòng sản phẩm chăm sóc da do Tiến sỹ Michael Babor sáng chế năm 1956. Tại Việt Nam, Babor được công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy nhập khẩu và phân phối. Thế nhưng, công ty này lại quảng cáo mỹ phẩm Babor như một sản phẩm mỹ phẩm thần thánh, có khả năng chữa bệnh về da với những từ ngữ có thể khiến khách hàng hiểu nhầm.

Trên website này, Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy (Tên doanh nghiệp viết tắt P&D COS CO.,LTD) giới thiệu 11 dòng sản phẩm với 154 sản phẩm, trong đó Doctor Babor là dòng sản phẩm chính.

Babor Doctor là các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu. Thế nhưng, trên website Babor.com.vn và ngay trên nhãn mác Tiếng Việt được dán trên sản phẩm, BaborDoctor được đặt tên sản phẩm sử dụng các từ như đặc trị, tiêu mỡ, giảm mỡ cơ thể…

Rất nhiều sản phẩm khác cũng được Công ty TNHH Mỹ phẩm Phạm Duy đặt tên tiếng Việt với những từ ngữ gây hiểu lầm như đây là những sản phẩm “chữa bệnh về da”.

*Thông tư 06/2011/TT- BYT, ngày 25/01/2011 về quản lý mỹ phẩm: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

*Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, nêu rõ: “Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng “điều trị” để quảng cáo cho người tiêu dùng”.

Việc sử dụng câu từ để quảng cáo các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó các sản phẩm chăm sóc da không được sử dụng những từ như xóa sẹo, trị mụn, trị nám, trị sắc tố.... Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị" không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm.

Nguyễn Bá

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quang-cao-my-pham-babor-nhu-thuoc-chua-benh-cong-ty-pham-duy-noi-gi-93002.html

In bài viết